Chùa Bà Mụ Hội An
Thành phố Hội An, Quảng Nam
Mô tả
Chùa Bà Mụ Hội An là địa điểm tâm linh thu hút rất nhiều du khách tới chiêm bái, vãng cảnh. Nơi đây sở hữu kiến trúc độc đáo, trải qua gần 400 năm lịch sử, ngôi chùa vẫn giữ được vẻ tráng lệ và cổ kính, du khách đến đây ngoài tìm hiểu kiến trúc, nét văn hóa đặc sắc của Hội An thì còn check-in những tấm hình với backgoroung mang nét hoài cổ với bức tường được trạm trổ cầu kỳ, đầy nghệ thuật. Bên cạnh đó với không gian thanh tịnh, bình yên sẽ mang đến cho bạn những phút giây thư giãn và thoải mái nhất.
1. Chùa Bà Mụ Hội An ở đâu? Vì sao gọi là chùa Bà Mụ?
Chùa Tam Quan Bà Mụ nằm ngay trong trung tâm phố cổ Hội An, địa chỉ ở số 675 đường Hai Bà Trưng, khá gần với một trong số các địa điểm du lịch Hội An nổi tiếng là chùa Cầu nên rất dễ tìm. Đây là một trong những di tích nổi tiếng được xây dựng từ lâu đời, đóng vai trò quan trọng đối với đời sống tinh thần của người dân phố Hội nói chung và cộng đồng Minh Hương nói chung.
Trước kia, chùa có tên đầu tiên là Cẩm Hà Cung và Hải Bình Cung, là đại biểu cho đặc trưng kiến trúc về văn hóa tín ngưỡng Hải Bình Cung. Sau này, người dân lược giản đi thành chùa Bà Mụ cho dễ nhớ, dễ đọc, rồi dần dần lưu truyền đến tận ngày nay. Trải qua thời gian và chiến tranh, chùa Bà Mụ Hội An ngày nay là thành quả của dự án tu bổ, cứu nguy cho di tích quan trọng, được thành phố thực hiện với tổng số chi phí lên tới 2 tỷ đồng.
2. Chùa Bà Mụ Hội An - điểm check-in mới nổi hút giới trẻ vì đâu?
2.1. Cổng chùa Tam Quan Bà Mụ Hội An - Nơi hứa hẹn những bức ảnh cực chất
- Trung tâm cổng: Vừa bước chân tới trước di tích chùa, du khách không khỏi choáng ngợp trước khung cảnh xinh đẹp mở ra trước mắt, có hồ súng bắt mắt, kiến trúc cổng chùa đậm nét Á Đông từ đằng xa, hệ sinh thái xanh mướt bao quanh… Tất cả tạo nên một góc chụp được các tín đồ sống ảo yêu thích nhất.
- Cổng vào chùa Bà Mụ: Cổng được phục dựng lại với kiến trúc lợp ngói Vauban, sơn phết những gam màu vintage, đem lại vẻ cổ kính đầy ấn tượng. Hai bên tường là những bức trướng đối, tôn lên vẻ đẹp của cổng vào. Kiến trúc xưa cũ tại đây chính là background hoàn hảo để bạn diện lên những bộ đồ truyền thống, giản dị, màu sắc trung tính… là đủ để lên hình lung linh.
2.2. Không gian tâm linh thanh tịnh, yên bình của chùa Bà Mụ Hội An
Chùa Bà Mụ mang vẻ đẹp tâm linh độc đáo, được thể hiện trong kiến trúc biểu tượng của tín ngưỡng Cẩm Hà Cung và Hải Bình Cung. Chùa gồm một ngôi nhà ba gian làm Điện, khoảng sân rộng là Tam Quan chùa, cùng với một nhà bia trước Điện và hai nhà trù bên cạnh nhà bia.
Gian chính giữa trong Điện là Hải Bình Cung, nơi thờ cúng Đức Thiên Hậu Thánh Mẫu, phụ thờ 12 bà mụ, cùng với tượng hai vị thần Thiên Lý Nhãn và Thuận Phong Nhĩ được thờ ở phía trước. Cẩm Hà Cung nằm ở gian trái, là nơi thờ Đức Bảo Sanh Đại cùng tượng của 36 vị tôn thần được xếp thành hai hàng ngay ngắn, uy nghiêm. Gian còn lại là nơi thờ cúng Thổ Kỳ và Tổ đình Minh Hương.
Tất cả đem lại một không gian tâm linh thanh bình, an yên trên nền kiến trúc độc đáo của di tích chùa Tam Quan Bà Mụ. Đây chính là một trong những đặc trưng hấp dẫn đông đảo du khách ghé thăm hàng năm.
2.3. Đặc sản bánh xoài khó quên khi ghé chùa Bà Mụ Hội An
Ngay bên ngoài cổng chùa có bán món bánh xoài, là một trong những món đặc sản Hội An hấp dẫn. Bạn có thể mua một ít và ngồi hóng mát ngay tại ghế đá xung quanh, vừa uống nước giải khát, vừa nhâm nhi hương vị lạ miệng ngọt ngọt mặn mặn của bánh xoài.
- Khoảng giá: 3.000 - 5.000 VNĐ/cái
3. Kinh nghiệm đi chùa Bà Mụ Hội An
3.1. Cách di chuyển đến chùa Tam Quan Bà Mụ
Như đã đề cập ở trên, vì chùa nằm ngay trên đường Hai Bà Trưng, một trong những trục đường sở hữu nhiều điểm tham quan nổi tiếng, nên du khách rất dễ tìm được công trình này. Để hành trình du lịch Hội An thêm phần dễ dàng, thuận tiện, đừng bỏ qua hướng dẫn di chuyển để tới chùa Bà Mụ Hội An nhanh - gọn - lẹ nhất như sau.
3.1.1. Từ Đà Nẵng tới Hội An
- Ô tô: Với nhiều gia đình, thuê ô tô tự lái là một cách thuận tiện nhất để làm chủ lịch trình di chuyển của mình. Khởi hành từ Đà Nẵng, bạn có thể đi theo cung đường Trường Sa và Nguyễn Giáp, cung đường Võ Chí Công và Lạc Long Quân, hoặc cung đường quốc lộ 1A về hướng Vĩnh Điền, Huỳnh Thúc Kháng, rồi rẽ vào thành phố Hội An.
- Xe máy: Với các cặp đôi, hoặc đôi bạn đi chơi cùng nhau, có sở thích vi vu ngắm cảnh dọc đường thì thuê xe máy cũng là một lựa chọn thú vị. Bạn có thể tham khảo 1 trong 3 cung đường đã được hướng dẫn như với xe ô tô để đến phố Hội.
- Taxi: Hành trình mất khoảng 45 - 60 phút nhưng có giá tiền khá cao, thường dao động trong khoảng 350.000 - 550.000 VNĐ/chiều nên nếu bạn di chuyển theo đoàn từ 3 - 7 người thì cân nhắc phương thức này để share tiền cùng nhau nhé.
- Xe bus: Phương pháp này khá tiện với những ai “mù đường”, không muốn phải cầm lái mà có chi phí cực kỳ phải chăng (khoảng 16.000 VNĐ/người/lượt). Chỉ là sau khi tới điểm trả khách tại thành phố, bạn phải tự gọi xe để di chuyển tiếp đến chùa Bà Mụ.
3.1.2. Từ trung tâm thành phố Hội An di chuyển đến chùa Bà Mụ
Từ trung tâm thành phố Hội An, bạn có thể thuê xe máy, xe đạp hoặc taxi đi theo hướng Trần Hưng Đạo và Phan Chu Trinh để vào phố cổ. Sau khi gửi xe thì đi bộ tới đường Hai Bà Trưng. Nếu bạn đi từ chùa Cầu thì có thể đi theo hướng Hai Bà Trưng hoặc Trần Phú, băng qua một con hẻm nhỏ để đến cổng chùa Bà Mụ.
3.2. Tham quan chùa Bà Mụ Hội An cần lưu ý điều gì?
- Trang phục khi đi chùa nên lịch sự, kín đáo, không quá hở hang để tránh ảnh hưởng tới không khí tôn nghiêm của nơi thờ cúng.
- Khi tham quan vãn cảnh hay chụp ảnh check - in đều nên lưu ý đi nhẹ, nói khẽ, tránh cười đùa hoặc chạy nhảy, gây ồn ào, mất trật tự, ảnh hưởng tới mọi người.
- Nên đi vào thời điểm sáng sớm hoặc chiều muộn (hoàng hôn) để săn ảnh đẹp. Còn nếu bạn muốn tận hưởng không gian thanh bình, yên tĩnh thì nên đi tham quan vào lúc ít người.
Địa danh liên quan
Danh sách khách sạn
Đánh giá của khách hàng
0.0
Tổng
0 đánh giá
Rate
0.0 / 5.0
Hiện tại chưa có đánh giá nào cho mục này. Hãy là người đầu tiên đánh giá!
Đánh giá của bạn
Địa chỉ email của bạn sẽ không được hiển thị.