>
>
>
Chùa Ông Cần Thơ
Chùa Ông Cần Thơ

Chùa Ông Cần Thơ

Mô tả

Chùa Ông Cần Thơ là điểm đến của rất nhiều du khách trong và ngoài nước bởi sự linh thiêng và mang đậm phong cách kiến trúc độc đáo, đặc trưng của người Hoa cùng những họa tiết tỉ mỉ đến từng chi tiết. Ngôi chùa đã trường tôn qua hơn 120 năm nay, xứng danh là một trong những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Cần Thơ.

Chùa Ông Cần Thơ có màu sắc rực rỡ vô cùng nổi bật giữa một con phố kiến ai cũng phải ngước nhìn khi đi ngang qua. Khi đi du lịch miền Tây sông nước, du khách nên ghé đến Chùa Ông Cần Thơ một lần để cảm nhận vẻ đẹp kiến trúc vô cùng độc đáo, thành tâm, hạnh phúc và luôn giữ cho mình một cái tâm hướng thiện để cầu bình an cho những người thân yêu.

 

1. Chùa Ông Cần Thơ ở đâu?

Chùa Ông Cần Thơ là một ngôi chùa của người Hoa gốc Quảng Đông tọa lạc tại Ninh Kiều - Cần Thơ và là một di tích lịch sử cấp quốc gia kể từ năm 1993 được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch chứng nhận.

Bên cạnh đó, 3 lễ chính được Chùa Ông tổ chức hằng năm đã thu hút rất nhiều du khách thập phương tìm đến để dâng hương và tham quan. Tại chùa còn treo hương vòng cỡ lớn tạo ra không khí rất thành kính và thiêng liêng, đem lại cảm giác bình yên cho du khách.

 

2. Lịch sử của Chùa Ông Cần Thơ

Theo các tư liệu khắc gỗ hiện có, chùa Ông bắt đầu xây dựng vào năm 1894, đến năm 1896 thì hoàn thành, trên một mảnh đất có diện tích 532m2. Hầu hết các vật liệu để xây chùa đều được đưa từ Quảng Đông sang và đa phần người xây dựng là người Quảng Đông di dân từ Trung Quốc đến Cần Thơ.

Vừa vào cổng là bảng đại tự "Quảng Triệu Hội Quán". Công trình do nhóm người Hoa gốc từ Quảng Châu và Triệu Khánh lập ra, nên có tên là "Quảng Triệu Hội Quán", là nơi thờ phượng, giao lưu, gặp gỡ đồng hương, giúp nhau làm ăn để an cư lạc nghiệp ở vùng đất mới.

Đây là ngôi chùa hiếm hoi của Cần Thơ nói riêng và cả nước nói chung còn giữ nguyên trạng cổ kính và giá trị nghệ thuật kiến trúc với những ý nghĩa tín ngưỡng đặc trưng từ khi xây dựng đến nay, dù đã trải qua nhiều năm chiến tranh, nhất là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.

 

3. Hướng dẫn đi đến Chùa Ông Cần Thơ

Để đến được ngôi chùa này, du khách có thể đi theo lộ trình như sau: Bắt đầu từ trung tâm thành phố Cần Thơ, bạn đi đường 3A đến Võ Văn Kiệt thì tiếp tục đi thẳng qua đường Mậu Thân để đến Ninh Kiều. Tiếp theo đó, bạn đi theo đường Nguyễn Việt Hồng đến Đại lộ Hòa Bình tại An Lạc thì rẽ trái sau tiệm bánh trung thu Kinh Đô (Cần Thơ), đi tới đường Hai Bà Trưng ở Tân An. Bạn đi tiếp tới khi nào thấy chùa thì sẽ dừng lại.

 

4. Những trải nghiệm khi đến với Chùa Ông Cần Thơ

4.1 Vẻ đẹp của ngôi chùa mang đậm phong cách Trung Hoa

Dù đã qua hơn 120 năm nhưng kiến trúc của chùa Ông vẫn nguyên vẹn vẻ đẹp như khi mới hoàn công. Diện mạo ngôi chùa nổi bật với các mảng kiến trúc trang trí đa màu sắc, thu hút mọi ánh nhìn của du khách. Khuôn viên chùa khép kín, được xây dựng theo hình chữ Quốc với tường bao quanh, ở giữa là sân giếng rộng, đón nhiều ánh sáng tự nhiên.

Các hình tượng linh vật của chùa mang ý nghĩa cầu cho quốc thái, dân an, thịnh vượng lâu dài. Trên mái chùa được trang trí lưỡng long chầu nguyệt, cá chép hóa rồng, linh phụng,... là biểu tượng cho sự may mắn, cát lành.

 

4.2 Các hoạt động thú vị khi tham gia lễ hội tại Chùa Ông Cần Thơ

Ngày lễ hội: Giống với văn hóa lâu đời của Việt Nam, chùa Ông Cần Thơ cũng có hoạt động cúng ngày lễ tết, rằm, ngày mùng 1 các tháng theo lịch âm.

Lễ hội đấu đèn được chùa tổ chức mỗi 10 năm một lần. Vào ngày lễ hội, du khách có thể đấu giá những chiếc đèn lồng, may mắn và thành công sẽ đến cho ai sở hữu được chiếc đèn này. Bên cạnh đó, trong lễ hội còn có các hoạt động vui nhộn như múa lân, múa rồng,...

 

4.3 Xin xăm Chùa Ông Cần Thơ linh thiêng để cầu binh an

Đây cũng là một nét thú vị khi đến chùa, nhiều khách hành hương, Phật tử thập phương đã đến đây xin quẻ. Các quẻ xăm phần nào giải đáp về vận mệnh, tình duyên, đường con cái,... của người xin quẻ. Từ đó, những lời truyền tai về sự linh thiêng của các quẻ xăm tại nơi đây lại càng thêm thu hút du khách.

 

5. Hệ thống tượng phật tại Chùa Ông Cần Thơ

5.1 Tiền điện

Bên phải: Thờ Mã Tiền tướng quân và ngựa xích thố.

Bên trái: Thờ Phúc Đức Chính Thần.

Bên trong: Thờ những vị thần linh thiêng từ xa xưa như Ông Ba Mươi, thần sư tử...

 

5.2 Chánh điện

Ở giữa: Thờ Quan Thánh Đế Quân. Đây là bậc anh hùng cái thế, tài đức vẹn toàn, luôn sẵn sàng tương trọ, giúp đỡ người khác.

Bên trái: Thờ Trạng Nguyên Đổng Vĩnh và Tài Bạch tinh quân (hay còn được biết đến là Thần Tài).

Bên phải: Thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu.

Bên cạnh đó, trong chùa còn có gian thờ Bố Tát Quan Âm.

 

 

 

 

 

 

Xem thêm
image

Địa danh liên quan

Danh sách khách sạn