>
>
>
>
Cột cờ Hà Nội
Cột cờ Hà Nội

Cột cờ Hà Nội

Mô tả

Cột cờ Hà Nội là một di tích lịch sử mang nhiều ý nghĩa to lớn, được xem như một trong những biểu tượng vô cùng nổi tiếng tại Thủ đô. Nơi đây như một dốc mốc quan trọng, đánh dấu những chiến tích oanh liệt một thời kháng chiến gian khổ, kiên cường, bất khuất. Trải qua bao năm tháng cột cờ vẫn uy nghiêm, sừng sững như một nhân chứng lịch sử trường tồn theo thời gian, không chỉ hiểu rõ hơn về một phần lịch sử đã qua,  du khách còn cảm nhận được vẻ lắng đọng, cổ kính của công trình vĩ đại này. 

 

1. Cột Cờ Hà Nội Ở Đâu?
Cột Cờ Hà Nội có địa chỉ tại 28A Điện Biên Phủ, phường Điện Bàn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Cột cờ Hà Nội được xây dựng trên phần đất của Hoàng thành Thăng Long, cũng là điểm dừng chân đầu tiên khi tham quan cụm di tích Hoàng thành. Từ đây, theo đường “ngư đạo” qua Đoan Môn rồi tới điểm quan trọng nhất của Hoàng thành là Điện Kính Thiên.
Ngày nay, Cột Cờ Hà Nội nằm trong khuôn viên Bảo tàng Lịch sử quân đội Việt Nam, trên con đường Điện Biên Phủ, đối diện với Vườn hoa Lenin.
 
2. Hướng Dẫn Cách Đi Đến Cột Cờ Hà Nội
Cột cờ Hà Nội nằm ở khu vực trung tâm thủ đô, cách Hồ Hoàn Kiếm chưa đầy 1km, nên giao thông vô cùng thuận lợi. Bạn có thể di chuyển bằng các phương tiện cá nhân, công cộng, hoặc tản bộ kết hợp ngắm phố phường.
Nếu thích đi bằng xe buýt, hãy chọn một trong các tuyến: 02, 18, 32, 34, 45 có chạy qua đường Điện Biên Phủ. Ngoài ra, xe buýt Hop On Hop Off sẽ đưa bạn đi tham quan Cột Cờ Hà Nội cùng với nhiều địa điểm nổi tiếng khác.
Với những bạn vi vu bằng ô tô, xe máy, từ hồ Hoàn Kiếm, bạn đi theo hướng Tràng Thi, sau đó rẽ sang Điện Biên Phủ là đến địa chỉ Cột Cờ Hà Nội rồi đó.
 
3. Cột Cờ Hà Nội Được Xây Dựng Năm Nào?
Cột cờ Hà Nội được khởi công xây dựng từ năm 1805 đến năm 1812 dưới triều Nguyễn, cùng thời với Thành Hà Nội. Công trình có kết cấu dạng tháp với chức năng là một đài quan sát nội và ngoại thành lúc bấy giờ. Đây cũng là lý do chính quyền đô hộ Pháp đã không phá hủy di tích này trong giai đoạn từ năm 1894 đến năm 1897.
 
4. Ai Xây Cột Cờ Hà Nội?
Khi dời đô về Huế, nhà Nguyễn hạ cấp Thăng Long thành Bắc thành. Chính vì Bắc thành không thể to hơn kinh đô nên vua Gia Long đã cho xây lại theo kiến trúc Vauban ngay vị trí cũ và thu hẹp kích thước.
Cột cờ Hà Nội cũng được xây vào thời gian này.
Ngoài Cột cờ Hà Nội, ở Việt Nam còn có ba công trình thành lũy khác có cột cờ do nhà Nguyễn để lại, đó là: Kinh thành Huế, Thành Sơn Tây và Thành Nam Định.
 
5. Cột Cờ Hà Nội Cao Bao Nhiêu Mét?
Cột cờ Hà Nội được xây dựng bao gồm ba tầng đế và một thân cột với tổng chiều cao là cao 33,4m, nếu tính luôn cả cán cờ thì sẽ là 41,4m.
 
6. Ý Nghĩa Cột Cờ Hà Nội
Cột cờ Hà Nội đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử của quan trọng từ thế kỷ XIX đến nay, và trở thành niềm tự hào vô cùng lớn lao đối với mỗi người dân Hà thành.
Ngày 10/10/1954, quân dân Hà Nội reo mừng chiến thắng giải phóng thủ đô. Cả thành phố đổ dồn về Cột cờ Hà Nội để chào đón Lễ thượng cờ Tổ quốc. Đây là lần đầu tiên, quốc kỳ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính thức được kéo lên, tung bay trên bầu trời Hà Nội.
Năm 1989, Cột cờ Hà Nội được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia năm 1989.
Trải qua hơn hai thế kỷ trường tồn, hình ảnh Cột cờ Hà Nội được sử dụng rất nhiều trong các ấn phẩm văn hóa, cũng từng xuất hiện trang trọng trên tiền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong đợt phát hành đầu tiên, và mãi mãi sẽ là biểu tượng văn hóa – lịch sử của thủ đô Hà Nội.
 
7. Giá Vé Tham Quan Cột Cờ Hà Nội Tham Khảo
  • Giá vé tham quan Cột cờ Hà Nội là: 20.000 đồng/người.
  • Học sinh, sinh viên, người trên 60 tuổi được giảm 50% giá vé.
Nằm trong nằm trong khuôn viên Bảo tàng Lịch sử quân đội Việt Nam, Cột cờ Hà Nội mở cửa từ 9h đến 17h hàng ngày.
 

 

Xem thêm
image

Địa danh liên quan

Danh sách khách sạn