Đền Mẫu Đồng Đăng

Thị trấn Đồng Đăng, Huyện Cao Lộc, Lạng Sơn

Đền Mẫu Đồng Đăng

Mô tả

Đền Mẫu Đồng Đăng là địa điểm du lịch tâm linh bạn nên ghé thăm ít nhất một lần. Nơi đây vừa thờ Phật vừa thờ Mẫu Thượng Ngàn vừa bí ẩn, vừa uy nghi và linh thiêng. Đây là ngôi đền lớn có giá trị đặc biệt về kiến trúc, tín ngưỡng tôn giáo và lịch sử, là nơi nhân dân các dân tộc trong tỉnh, du khách tới đây nguyện cầu sự che chở của các đấng linh thiêng cho cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc, qua đó gắn kết tinh thần cộng đồng và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

 

Đền Mẫu Đồng Đăng là nơi thích hợp để vãng cảnh, thắp nhang cầu khấn cho gia đạo bình an, tràn đầy sức khỏe. Đồng thời, bạn còn có cơ hội khám phá miền đất mới thông qua nhiều trải nghiệm đầy lý thú.
 
1. Đền Mẫu Đồng Đăng Lạng Sơn ở đâu?
Đền Mẫu Đồng Đăng là một trong những ngôi chùa Lạng Sơn nổi tiếng, thu hút nhiều khách du lịch ghé thăm. Địa danh này nằm tại thị trấn Đồng Đăng, Cao Lộc, Lạng Sơn. Nếu muốn tham quan, vãn cảnh, tìm chốn yên tĩnh bạn hãy đến đây vào một ngày gần nhất.
Ngoài ra, khi đến với đền Mẫu Đồng Đăng Lạng Sơn bạn còn có cơ hội dâng hương, cầu nguyện. Với tấm lòng thành kính của mình, bạn sẽ được bề trên nghe thấu, phù hộ độ trì. Đồng thời, trong tâm khảm mỗi người sẽ tìm thấy hi vọng, hướng tới cuộc sống viên mãn.
 
2. Đền Mẫu Đồng Đăng thờ ai?
Muốn khám phá đền Mẫu Đồng Đăng Lạng Sơn thờ ai bạn nên đến với địa danh này để tìm hiểu. Nơi đây hiện đang thờ Phật và Thánh Mẫu Liễu Hạnh với những câu chuyện linh thiêng bậc nhất. Vì vậy, hằng năm có rất nhiều khách du lịch tới đây cầu nguyện, mong cho cuộc sống no ấm, hạnh phúc.
Ngoài việc quan tâm đền Mẫu Đồng Đăng thờ ai, du khách còn bị lôi cuốn bởi sự tích của địa danh này. Nơi đây đã diễn ra cuộc gặp gỡ giữa Trạng Bùng và Mẫu Liễu Hạnh.
Chuyện kể rằng, Ngọc Hoàng có cô con gái là Quỳnh Hoa thường xuyên hiển linh ở trần gian để giúp đỡ nhân dân. Bởi vậy, bà được triều đình thời Hậu Lê sắc phong là Thượng Đẳng Phúc thần và công chúa Liễu Hạnh. Vào một ngày ngao du sơn thủy ở Lạng Sơn, bà đã thấy một ngôi chùa bị bỏ hoang trong rừng rậm.
Khi gặp Trạng Bùng, bà đã nhắc nhở việc tu sửa ngôi chùa để hương khói cho tượng Phật. Nhận được lời đề nghị, ông cùng các bô lão trong vùng đã tiến hành theo lời thánh mẫu Liễu Hạnh. Đồng thời, những người dân nơi đây cũng thường xuyên hương khói từ ngày ấy đến nay.
 
3. Thời điểm diễn ra lễ hội đền Mẫu Đồng Đăng
Lễ hội đền Mẫu Đồng Đăng diễn ra hằng năm vào ngày mùng 10 tháng Giêng. Những hoạt động sôi nổi như múa sư tử, võ dân tộc, thi đấu thể dục thể thao đã thu hút hàng nghìn lượt khách tham quan. Muốn hòa mình vào không khí vui tươi dịp đầu xuân năm mới, bạn đừng quên đến với mảnh đất xứ Lạng.
Đặc biệt, đây còn là một trong những lễ hội Lạng Sơn mang đậm bản sắc văn hóa những dân tộc. Đồng thời, bạn sẽ có cơ hội hiểu thêm về tín ngưỡng, giá trị nghệ thuật, thưởng thức các món ăn ngon, điển hình như lợn quay, vịt quay, khâu nhục, phở chua, mía.
 
4. Đường đi đền Mẫu Đồng Đăng
Đường đi đền Mẫu Đồng Đăng khá thuận lợi nên bạn có thể sử dụng nhiều phương tiện di chuyển khác nhau. Cụ thể như:
 
  • Phương tiện cá nhân: xuất phát từ thành phố Lạng Sơn – Di chuyển theo QL1A khoảng 42km, rẽ trái tại Kim Đồng là đến đền Mẫu Đồng Đăng.
  • Xe khách: bạn bắt xe khách tới thành phố Lạng Sơn sau khi đến nơi bạn có thể bắt taxi hoặc xe ôm để check in tại đền Mẫu.
  • Tàu hỏa: bạn lựa chọn một trong hai chuyến tàu hỏa là HDR và tàu hỏa Lạng Sơn – Cao Bằng – Đồng Đăng. Khi tới thị trấn Đồng Đăng bạn có thể lựa chọn xe ôm hoặc taxi để đến đền Mẫu.
 
5. Khám phá vẻ đẹp của đền Mẫu Đồng Đăng Lạng Sơn
Đền Mẫu Lạng Sơn là một trong những địa điểm du lịch Lạng Sơn nổi tiếng. Nơi đây đã được trùng tu và tôn tạo nhiều lần với khuôn viên rộng, nổi bật với tòa tháp lớn. Tuy nhiên, không vì thế mà ngôi đền mất đi vẻ cổ xưa, uy nghi vốn có.
Khu vực thờ tự được chia ra làm 5 gian với cách bố trị cụ thể như sau:
 
  • Phía trong: được gọi là tam bảo, nơi đây thờ Phật Bà Quan Âm Bồ Tát và thờ Phật Chuẩn Đề.
  • Phía ngoài: thờ tam tòa thánh mẫu gồm những ai? Bao gồm Mẫu đệ nhị Thượng Ngàn, Mẫu đệ tam Thoải Phủ và Mẫu đệ nhất Thượng Thiên.
Ở phần chính điện là gian thờ Chúa Liễu, hai bên có Chầu Lục và Chầu Bơ. Gian bên phải thờ Sơn Trang gồm Chầu Chín và Chầu Mười Đồng Mỏ. Gian bên trái thờ Chầu Đệ Tứ Khâm Sai cùng nhiều thánh cô, thánh cậu, Triều Đức Đại Vương.
Cổng tam quan của đền được xây dựng theo hình vòm cuốn với nhiều họa tiết, hoa văn. Đặc biệt, trong sân cỏ gồm hai chú voi ở trái, phải ngay lối đi vào đền. Phía sau là bảo tháp với lối đi chỉ mở vào các ngày tổ chức lễ hội.

 

Xem thêm
image

Địa danh liên quan


Đánh giá của khách hàng

0.0
Tổng
0 đánh giá
Rate
0.0 / 5.0
Hiện tại chưa có đánh giá nào cho mục này. Hãy là người đầu tiên đánh giá!

Đánh giá của bạn

Địa chỉ email của bạn sẽ không được hiển thị.