>
>
>
Đền Trần Nam Định
Đền Trần Nam Định

Đền Trần Nam Định

Mô tả

Đền Trần Nam Định là địa điểm du lịch tâm linh vô cùng nổi tiếng tại nơi đây. Ngôi đền mang nét cổ kính, thờ phụng 14 vị vua, gia quyến của họ và các vị quan có công phù tá của thời nhà Trần. Hàng năm vào 15-20 tháng 8 âm lịch và 14-15 tháng 1 âm lịch sẽ diên ra 2 lễ hội lớn là Hội Đền Trần và Lễ khai xuân đầu năm đã thu hút rất nhiều du khách về đây chiêm bái, tham quan và xin ấn để cầu bình an, may mắn. 

 

1. Địa chỉ và hướng dẫn đường đi đền Trần
Đền Trần Nam Định tọa lạc tại Đường Trần Thừa, Lộc Vượng, thành phố Nam Định.
Từ Hà Nội tới đến đền Trần, bạn sẽ phải phượt quãng đường khoảng 87km. Tương đương với 2 tiếng ngồi trên xe, mùa lễ hội đường xá sẽ có phần đông hơn. Xuất phát từ Hà Nội, bạn di chuyển theo con đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ. Tiếp đó đi vào đường Phủ Lý của tỉnh Hà Nam rồi rẽ tiếp vào đường 21 để đi tới Thái Bình. Từ thành phố Thái Bình đi theo hướng dẫn là tới Nam Định. Khi đến đầu thành phố sẽ thấy đoạn có cầu vượt, rẽ trái lại theo đường 10 khoảng 2 – 3km là đến.
 
2. Phương tiện di chuyển đến đền Trần
Bạn có thể lựa chọn di chuyển tới đền bằng xe khách hoặc xe cá nhân. Nếu chọn xe khách, hãy lưu ý một vài điều dưới đây:
 
  • Đón xe, mua vé tại bến xe Mỹ Đình hoặc Giáp Bát
  • Cuống xe tại Big C Nam Định, sau đó đón xe ôm hoặc có thể đi bộ tới đền
  • Giá vé tham khảo: dao động từ 70.000VND – 120.000VND/lượt (mùa lễ hội sẽ có sự chênh lệch về giá)
  • Xe Limousine: Nam Định có hãng X.E Viet Nam, Phúc Lộc Thọ Limousine… Không gian xe hiện đại, sạch sẽ, thoải mái, và được đón trả tận nơi. Giá vé: Khoảng 150.000VND/lượt
 
3. Thời điểm thích hợp để đi lễ xin ấn
Lễ hội xin ấn đền Trần diễn ra vào ngày 15 đến ngày 20 tháng 8 âm lịch hằng năm. Đây chính là dịp người dân thành phố tưởng nhớ, tri ân công lao của 14 vị vua nhà Trần.
Tuy nhiên, nếu du khách muốn xin ấn tại đền sẽ có một ngày riêng, hay người dân vẫn gọi là lễ hội khai ấn đầu xuân. Từ ngày 14 đến sáng ngày 15 tháng Giêng diễn ra lễ hội khai ấn. Nhưng để tránh đông đúc, bon chen, bạn nên nghỉ tại thành phố một đêm. Sau đó, sáng sớm hôm sau phát ấn sẽ xin được ấn luôn.
 
4. Đôi nét về đền Trần Nam Định
Như đã nói qua phía trên, khu du di tích Đền Trần Nam Định được xây dựng để nhớ công ơn của 14 vị vua nhà Trần cùng các quan phò tá.
Sau khi chiến thắng quân Nguyên Mông do vua Trần Thái Tông chỉ đạo, vào ngày 14 tháng Giêng, vua lại mở tiệc chúc mừng và phong vị cho các quan – quân tài đức. Nghi lễ khai ấn bắt đầu và được lưu truyền đến ngày nay.
 
5. Tìm hiểu về kiến trúc 3 đền
Đền thờ các vị vua nhà Trần gồm có 3 công trình kiến trúc chính: Đền Thiên Trường, đền Cố Trạch và đền Trùng Hoa. Cả 3 đền đều đồng sở hữu thiết kế và to như nhau. Đều là mái lợp ngói, khung gỗ lim, và nền lát gạch mát.
Trước khi vào thăm 3 đền, du khách sẽ di chuyển qua cổng ngũ môn. Từ cổng đi tiếp vào sẽ được thấy hồ nước lớn hình chữ nhật. Nằm chính giữa sau hồ được gọi là đền Thiên Trường (đền Thượng), cũng là nơi phát ấn – xin ấn. Thời nhà Trần, đền Thượng là nơi các Thái Thượng Hoàng sống hay còn gọi là cung Trùng Quang.
Tiếp đến là đền Cố Trạch (đền Hạ), tọa lạc bên tay phải của đền Thiên Trường. Năm 1868, khi đào khu vực này người ta thấy mảnh bia vỡ có khắc Hưng Đạo thân vương cố trạch tức nơi ở của gia đình vua Trần Hưng Đạo. Sau này phục chế lại là nơi thờ vua Trần Hưng Đạo cùng gia đình và quan phò tá.
Nằm bên phía tay trái đền Thiên Trường chính là đền Trùng Hoa. Đền thứ 3 này mới được xây dựng vào năm 2000, trước kia người ta gọi đây là cung Trùng Hoa. Thời nhà Trần, các vị vua thường tới đây để “tham vấn” các vị thái thượng hoàng. Trong đền có 14 pho tượng đồng của 14 vị hoàng đế nhà Trần cùng các quan văn, quan võ.
 
6. Lễ hội khai ấn đền Trần
Được tổ chức từ tối ngày 14 đến rạng sáng ngày 15 vào tháng Giêng âm lịch hằng năm, lễ khai ấn thu hút nhiều du khách từ các nơi trên toàn quốc về dự. Tối ngày 14 tháng Giêng âm lịch, người của đền Trần sẽ bắt đầu tổ chức nghi lễ rước hòm mang ấn từ nội cung đền Cố Trạch đến đền Thiên Trường. Sau đó, lễ khai ấn sẽ được bắt đầu vào lúc 22h00. Khai ấn xong, ai xin lá ấn sẽ vào đền thắp hương, cầu khấn cho năm mới. Lễ khai ấn sẽ kết thúc vào lúc 07h00 sáng ngày 15 tháng Giêng âm lịch.
Chiếc ấn được chế tác từ gỗ, từ xa xưa vào thời nhà Nguyễn đã có ấn. Hai mặt của viền ấn có trạm khắc 2 con rồng, mặt khác thì khắc chữ chìm “Trần miếu tự điển” và “Tích phúc vô cương”. Bạn có thể tạm hiểu 2 câu này như muốn nói đến sự ban phúc cho con cháu, dạy con cháu giữ gìn phẩm chất, phúc đức.

 

Xem thêm
image

Địa danh liên quan

Danh sách khách sạn