>
>
>
>
>
Đền Trung Túc vương Lê Lai

Đền Trung Túc vương Lê Lai

Xã Kiên Thọ, Huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa

Đền Trung Túc vương Lê Lai

Mô tả

Ngọc Lặc là huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa. Nơi đây có nhiều di tích lịch sử, hệ thống hang động cùng với các lễ hội văn hóa, tín ngưỡng và ẩm thực độc đáo đã và đang mở ra cơ hội phát triển du lịch ở vùng đất này. Đặc biệt, vào các dịp lễ hội, nhiều điểm du lịch thu hút hàng ngàn du khách đến dâng hương, tế lễ như Đền thờ Trung túc Vương Lê Lai (đền Tép), thuộc làng Tép, xã Kiên Thọ.

 

Đền thờ Lê Lai thuộc làng Tép, xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc, cách Khu di tích Lam Kinh khoảng 6km về phía Tây. Xưa kia vùng đất này có tên gọi là thôn Dựng Tú, sách Đức Giang, phủ Thanh Hóa. Theo sách Đại Việt thông sử, năm 1416 Lê Lai và Lê Lợi cùng 17 người tổ chức hội thề Lũng Nhai; tại hội thề, Lê Lai được trao chức Tổng quản Phủ đô tổng quân, tước quan Nội hầu.

Đền thờ Lê Lai cách Khu di tích Lam Kinh khoảng 5km về phía Tây. Theo sách Đại Việt thông sử, năm 1419 khi nghĩa quân Lam Sơn bị giặc Minh vây hãm trên núi Chí Linh không còn đường rút lui, tình hình cấp bách, Lê Lai đã đổi áo bào cho Lê Lợi liều mình cứu chúa và bảo vệ lực lượng. Sự hy sinh cao cả của Lê Lai đã góp phần quan trọng trong thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Trong các năm 1939, 1944 triều vua Bảo Đại, ngôi đền tiếp tục được trùng tu hậu cung lần cuối và có hình dáng như ngày hôm nay. Ngôi đền được thiết kế, xây dựng theo lối chồng rường giá chiêng (một loại kiến trúc nhà truyền thống ở miền Bắc trước đây), mái cong như thường thấy ở các ngôi đình, chùa.

Đền có kiến trúc hài hòa 2 lớp nhà hình chữ “đinh” nằm trên vườn đồi ngoảnh hướng Đông Nam. Hướng này theo thuyết phong thủy là hướng thần linh, bát nhã (trí tuệ), thế đất long chầu hổ phục, tạo nên không gian khoáng đãng, thoáng mát. Đền thờ được xây vào năm Thái Hòa thứ 7, triều Vua Lê Nhân tông (1450). Đến năm Bảo Đại thứ 14 (1939) được trùng tu, tôn tạo lại bằng gạch, lợp ngói, cột, xà rui mè trong đền đều là gỗ lim. Trải qua nhiều biến cố, đến năm 1997, đền được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) trùng tu, tôn tạo lại nhà tiền đường trên nền móng cũ theo lối kiến trúc chồng rường giá chiêng, toàn bộ kiến trúc được lắp ghép thông qua hệ thống cột xà và kẻ bẩy có độ chính xác cao. Đề tài chạm khắc trang trí là vân mây sông nước, xen lẫn hoa lá cách điệu.

Hàng năm, lễ hội đền Trung Túc vương Lê Lai diễn ra vào ngày 21/8 âm lịch và ngày 8/1 âm lịch - đúng ngày mất của Lê Lai. Tại lễ hội thường có các hoạt động tế lễ, dâng hương diễn ra trang nghiêm và cung kính theo nghi lễ tế thần thời Lê. Ngoài ra còn có màn rước kiệu, hát chầu văn, biểu diễn cồng chiêng, múa kiếm, bắn cung, chọi gà.... Lễ hội trở thành một ngày hội lớn của người dân địa phương và thu hút hàng nghìn lượt khách đến dâng hương, tế lễ.

Xem thêm
image

Địa danh liên quan


Đánh giá của khách hàng

0.0
Tổng
0 đánh giá
Rate
0.0 / 5.0
Hiện tại chưa có đánh giá nào cho mục này. Hãy là người đầu tiên đánh giá!

Đánh giá của bạn

Địa chỉ email của bạn sẽ không được hiển thị.