>
>
>
Khu lăng mộ Nguyễn Đình Chiểu

Khu lăng mộ Nguyễn Đình Chiểu

Bến Tre

Khu lăng mộ Nguyễn Đình Chiểu

Mô tả

Khu lăng mộ Nguyễn Đình Chiểu là niềm tự hào của người dân nơi đây. Với lối kiến trúc mang đậm màu sắc văn hóa của Việt Nam, những đường nét hoa văn hay câu đối liễn đều thể hiện được niềm nồng nàn yêu nước của ông. Nơi yên nghỉ của người con yêu nước được xây dựng khá hoành tráng để thể hiện lòng tôn kính mà người dân Bến Tre dành cho nhà thơ lớn, người yêu nước và vị thầy thuốc đáng kính của dân tộc ta. Địa điểm này từ lâu đã trở thành nơi dừng chân cho các tín đồ yêu thích thể loại du lịch tâm linh. Hằng năm nơi đây thu hút hàng ngàn người đến dâng hương, chiêm bái.

Khu lăng mộ Nguyễn Đình Chiểu là một địa danh văn hóa đầy tự hào của người Bến Tre. Nơi đây từ lâu đã trở thành điểm du lịch tâm linh và là điểm dừng chân của du khách khi đến với quê hương "xứ dừa" cũng là nơi thể hiện tình cảm của người dân với ông Nguyễn Đình Chiểu - người thầy giáo mẫu mực, đức độ, người thầy thuốc có tâm, có tài.

1. Khu lăng mộ Nguyễn Đình Chiểu ở đâu?
Khu lăng mộ Nguyễn Đình Chiểu tọa lạc tại xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, từ lâu đã trở thành điểm du lịch tâm linh và là niềm tự hào của người dân Bến Tre với nhà thơ yêu nước, người thầy giáo mẫu mực, đức độ, người thầy thuốc có tâm, có tài. Lăng mộ Nguyễn Đình Chiểu là một quần thế kiến trúc bề thế tọa lạc trong khuôn viên có diện tích hơn 1,5ha, được trùng tu vào năm 2000, gồm cả khu lăng mộ cũ được xây dựng vào năm 1972.

2. Cấu trúc của Khu di tích lăng mộ Nguyễn Đình Chiểu
Khu di tích lăng mộ Nguyễn Đình Chiểu là một quần thể kiến trúc có quy mô lớn với diện tích khủng lên đến 1,5ha. Vào năm 1972, khu lăng mộ này được bắt đầu khởi công xây dựng, cho đến cuối thế kỷ XX thì nhờ trùng tu mà càng ngày càng bề thế và hùng vĩ hơn. Công trình này bao gồm: Cổng tam quan, đền thờ mới, đền thờ cũ, nhà bia và khu mộ.

3. Vẻ đẹp đậm sắc màu dân tộc của Khu di tích lăng mộ Nguyễn Đình Chiểu
3.1. Nét kiến trúc độc đáo của Khu di tích lăng mộ Nguyễn Đình Chiểu

Khu lăng mộ Nguyễn Đình Chiểu trước khi bước vào đây điều đầu tiên khiến bạn ấn tượng chính là cổng tam quan. Sở hữu phong cách truyền thống nên cổng có hình dáng khá quen thuộc với 2 mái chồng, ngói lợp âm dương màu đỏ gạch trông vô cùng hoài cổ, trên những bao lam, nóc, xà và xiên đều được phủ lên những chi tiết hoa văn, ước lệ. Cột trụ 2 bên của cổng tam quan vững chắc, được sơn màu đỏ son hút mắt.
Nhà bia chính là điểm nhấn mới được thêm thắt để hệ thống kiến trúc nơi đây thêm đa dạng, phong phú. Nhà bia tuy mới được xây dựng nhưng để thống nhất thì vẫn mang kiến trúc truyền thống, cao khoảng 12m với 2 tầng mái. Tường ngoài trang trí những đường nét hoa lá tinh xảo, còn bên trong đắp nổi tứ linh, ngoài ra còn thể hiện biểu tượng bút lông trên đỉnh mái. Tại giữa nhà chính là tấm bia bằng đá có kích thước khoảng tầm 2,65m x 2,7m x 1,8m được xem là điểm nhấn mà bạn không thể bỏ qua khi đến đây. Mặt trước là bài văn ca ngợi công đức của ông Nguyễn Đình Chiểu và phía sau tóm tắt tiểu sử của người.
Đền thờ mới theo phong cách kiến trúc trùng thiềm điệp ốc được bắt đầu xây dựng vào năm 2000 – 2002. Đền có chiều cao tầm 21m, sử dụng chất liệu bê tông cốt thép nên rất vững chãi kết hợp cùng ngói âm dương và hoa văn trang trí trên tường theo lối truyền thống với những điểm nhấn thể hiện sự tao nhã, tinh tế của nhà thơ yêu nước.
Đền thờ có hai tầng nhằm phục vụ những mục đích khác nhau. Tầng dưới là nơi trưng bày hình ảnh các vị lãnh đạo cũng là địa điểm để bạn và người dân đến thắp hương, cúng bái. Tầng trên có đặt bức tượng chân dung nhà thơ được đúc bằng đồng, cao khoảng 1,6m, nặng tầm 1,2 tấn. Trên 4 cột trụ có 4 liễn bằng gỗ được chạm khắc sắc sảo, trong đó có 2 câu thơ của Nguyễn Đình Chiểu trong tác phẩm Dương Từ – Hà Mậu và kế đó là lời nhân dân ca tụng ông.

3.2. Khu di tích lăng mộ Nguyễn Đình Chiểu - Niềm tự hào của người dân xứ dừa
Dù đã được xây mới nhưng chúng ta cũng không nên bỏ qua khu đền thờ cũ. Nơi này được xây dựng vào năm 1972 với kiến trúc tương tự như cổng tam quan và có tổng diện tích trên dưới 84m2. Nóc đền thờ được tô điểm bằng những chi tiết, hoa văn rồng, mây cách điệu. Bên trong là bàn thờ uy nghiêm, nơi các bạn đến để chiêm bái. Hai cột chính đắp nổi 2 câu thơ tương tự như ở đền mới. Ngoài ra, địa điểm này còn trưng bày những tư liệu về thủ lĩnh nghĩa quân và hình ảnh của một số phong trào chống Pháp của nhân dân Nam Kỳ cuối thế kỷ XIX.
Tuy nhiều công trình khác nhau nhưng chúng đều có thể hòa hợp trong một không gian xanh tươi với những khoảng sân vườn thoáng đãng được bao quanh bởi nhiều loại cây cảnh, nhờ đó mà đem lại cảm giác yên bình cho bạn nào đến đây thăm viếng. Nhưng để có trải nghiệm trọn vẹn dưới nền trời xanh mát thì bạn nhất định phải chọn thời điểm đi Bến Tre thích hợp.

4. Lễ hội được tổ chức tại Khu di tích lăng mộ Nguyễn Đình Chiểu
Tuy ông Nguyễn Đình Chiểu không sinh ra tại vùng đất Bến Tre nhưng đã dành phần lớn đời mình cống hiến cho lao động nghệ thuật tại nơi này, nhà thơ đã có tác động lớn, xây dựng tình yêu thương, sự kính trọng của người dân nơi đây. Vì thế, vào ngày 1/7 hằng năm, ngày sinh của cụ, đã trở thành một lễ hội truyền thống văn hóa đối với người Bến Tre để tưởng nhớ nhà thơ yêu nước nổi danh của vùng đất Nam Bộ này. Lễ hội với nhiều hoạt động thú vị như: lễ dâng hương, thi hóa trang, trích đoạn cải lương của Lục Vân Tiên – Kiều Nguyệt Nga, nói thơ Vân Tiên, đọc văn tế, thi mâm xôi ngày hội, mâm cơm ngày giỗ cùng nhiều trò chơi khác (như kéo co, đập niêu, nhảy bao bố,…) Đây cũng là thời điểm tuyệt vời để ôn lại truyền thống yêu nước của dân tộc cho thế hệ trẻ mai sau noi theo. Hy vọng những giá trị tư tưởng, nhân cách, đạo đức của ông Nguyễn Đình Chiểu sẽ được lưu truyền đến mãi muôn về sau. Ngoài ra, dịp lễ này cũng sẽ là thời điểm thích hợp để bạn đến giải trí, tìm hiểu văn hóa và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các bậc tiền nhân.
Khi tham dự lễ hội tại đây, bạn sẽ có cơ hội được nghe kể lại những câu chuyện về cuộc đời, sự nghiệp và tìm hiểu sâu sắc hơn về tuyển tập các bài thơ của cụ Đồ Chiểu trong suốt quá trình kháng chiến. Chỉ một chuyến ghé thăm như thế thôi cũng đủ tạo nên cảm giác bâng khuâng khi thấu hiểu sự nặng tình non nước của bậc tiền nhân ngày xưa vọng về.
 

Xem thêm
image

Địa danh liên quan

Danh sách khách sạn


Đánh giá của khách hàng

0.0
Tổng
0 đánh giá
Rate
0.0 / 5.0
Hiện tại chưa có đánh giá nào cho mục này. Hãy là người đầu tiên đánh giá!

Đánh giá của bạn

Địa chỉ email của bạn sẽ không được hiển thị.