Nhà cổ Phùng Hưng

Phường Minh An, Thành phố Hội An, Quảng Nam

Nhà cổ Phùng Hưng

Mô tả

Nhà cổ Phùng Hưng là một nhân chứng lịch sử với hơn 240 năm trải qua bao thời kỳ thăng trầm tại Hội An, hiện lên như một dấu ấn chọi lọi về thời hưng thịnh đã qua tại vùng đất đầy rực rỡ này. Ngôi nhà sở hữu nét kiến trúc cổ điển vô cùng độc đáo giao thoa độc đáo của 3 nền văn hóa Trung – Nhật – Việt và đã có lịch sử hơn 2 thế kỷ ở Hội An. Đây chắc chắn sẽ là điểm đến lý tưởng dành cho những du khách muốn tìm hiểu về văn hóa, kiến trúc cổ xưa. 

 

1. Nhà cổ Phùng Hưng ở đâu?
Ngôi nhà cổ Phùng Hưng có địa chỉ tại số 4 đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường Minh An, Tp. Hội An, tỉnh Quảng Nam. Được xây dựng vào những năm 1780, nhà cổ Phùng Hưng ngày nay vẫn còn giữ được nguyên vẹn hiện trạng với nét kiến trúc tinh xảo, độc đáo và trở thành điểm đến du lịch thu hút đông đảo khách du lịch ghé thăm mỗi năm.
Nhà cổ Phùng Hưng nằm ngay cạnh ngôi chùa Cầu nổi tiếng, vì vậy du khách hoàn toàn có thể dễ dàng di chuyển tới đây để tham quan. Từ phố đi bộ Hội An, chợ đêm Hội An hoặc trung tâm phố cổ Hội An, du khách chỉ cần đến chùa Cầu là sẽ nhìn thấy nhà cổ Phùng Hưng, chỉ cách đó một ngôi nhà.
 
2. Giá vé tham quan nhà cổ Phùng Hưng Hội An
Nhà cổ Phùng Hưng ở Hội An là một trong những di tích cần phải mua vé để vào tham quan. Tuy nhiên, giá vé vào cửa cũng khá phải chăng. Chỉ với 80.000 VNĐ/người là bạn đã có thể tham quan cả 3 ngôi nhà cổ là Phùng Hưng, nhà cổ Đức An và nhà cổ Quân Thắng.
 
3. Tìm hiểu lịch sử nhà cổ Phùng Hưng ở Hội An hơn 240 tuổi
Nhà cổ Phùng Hưng được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVIII bởi một thương nhân người Việt với mục đích kinh doanh các mặt hàng như quế, tiêu, muối, các loại lụa tơ tằm, gốm sứ, thủy tinh. Tên gọi “Phùng Hưng” được chủ nhà đặt mang ý nghĩa là “hưng thịnh” với mong muốn làm ăn suôn sẻ, phát đạt. Đến thời điểm hiện tại, ngôi nhà đang được con cháu đời thứ 8 bảo tồn và sinh sống tại đây.
Ngược dòng lịch sử, ta bắt gặp chủ nhân của ngôi nhà là một thương nhân người Việt. Ông xây dựng với mục đích trở thành nơi kinh doanh lâu dài với các mặt hàng như quế, tiêu, muối, đồ sứ, thủy tinh,... Mong muốn gia đình sẽ làm ăn ngày càng phát đạt, vị thương nhân đã đặt tên cho ngôi nhà là “Phùng Hưng” - cũng là tên hiệu buôn của ông, mang nghĩa là “hưng thịnh”.
 
3.1. Thiết kế nhà cổ Phùng Hưng là sự tổng hòa của 3 trường phái kiến trúc Việt - Nhật - Trung
Với kinh tế dư dả cùng sự kết giao và vốn hiểu biết rộng, vị thương gia đã thiết kế ngôi nhà của mình theo một kiến trúc rất độc đáo và đặc biệt. Đó là kiến trúc tổng hợp của ba trường phái văn hóa Việt Nam, Nhật Bản và Trung Hoa.
 
3.2. Đã 8 thế hệ sinh sống ở nhà cổ Phùng Hưng
Chủ nhân hiện tại của ngôi nhà là con cháu đời thứ 8 của vị thương nhân nọ. Họ vẫn sống ở đây và cố gắng giữ gìn, bảo quản cho ngôi nhà thật tốt. Một xưởng may, thêu thủ công gia đình được mở, tạo ra những món đồ lưu niệm đẹp mắt để khách du lịch ghé thăm có thể mua về làm kỷ niệm. Chủ nhà cũng chính là những vị hướng dẫn viên du lịch am hiểu nhất về ngôi nhà. Họ say sưa và tự hào thuyết minh về nhà cổ Phùng Hưng cho du khách, về các đường nét độc đáo trong kiến trúc, nội thất cổ xưa.
 
3.3. Nhà cổ Phùng Hưng - Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia
Nhà cổ Phùng Hưng đã được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia vào ngày 29/6/1993. Như một đứa con của Hội An, hơn 240 năm qua đi, ngôi nhà cũng đã chứng kiến biết bao thăng trầm tại nơi đất mẹ.
 
4. Khám phá nhà cổ Phùng Hưng Hội An với lối kiến trúc độc đáo có 1-0-2
Ngôi nhà cổ Phùng Hưng Hội An được xây dựng với phần khung là gỗ, khu vực tường hồi xây gạch và mái ngói âm dương. Phần cột, xà gồ và dầm nhà được chạm trổ tinh tế, công phu. Tổng thể kiến trúc nhà cổ Hội An Phùng Hưng là sự giao thoa của 3 nét văn hóa Nhật Bản, Trung Hoa và Việt Nam.
Nhìn từ phía ngoài, mặt tiền ngôi nhà cổ Hội An này sẽ được chia làm 3 gian và 2 tầng. Ở giữa là lối đi chính và hai bên là hai cửa lớn bán hàng. Điểm độc đáo của ngôi nhà cổ Phùng Hưng nói riêng và tất cả các nhà cổ ở Hội An nói chung đó chính là phía trên cửa chính sẽ có 2 chiếc mắt cửa – môn thần. Đây được biết tới là một trong những vật trang trí tâm linh, dấu ấn kiến trúc độc đáo ở phố Hội. Môn thần sẽ được sử dụng như một vật canh giữ cho ngôi nhà không gặp phải những điều xấu xâm hại.
Di chuyển vào phía bên trong nhà cổ Hội An Phùng Hưng, gian đầu tiên chính là nơi buôn bán được giữ gìn và bày trí đồ đạc nguyên hiện trạng từ trước tới nay. Để tới gian tiếp theo, du khách sẽ phải đi qua một khung cửa với phía trên là bức hoành phi 4 chữ “Thế Đức Lưu Quang” . Phía hai bên cửa là hai câu đối cổ với họa tiết chạm sắc tinh xảo.
Tiến tới gian tiếp theo chính là nơi tiếp khách với thiết kế thông tầng với dụ ý thu ánh sáng tự nhiên vào nhà. Phía trên tầng hai sẽ có dải lan can bằng gỗ bao quanh. Phần mái có kiến trúc Tứ hải xòe 4 phía. Điểm đặc biệt của lớp mái này đó chính là cao hơn phần mái kế bên để tạo khoảng thoáng cho không gian.
Gian phía trong cùng là nơi ở và sinh hoạt của chủ nhà. Ở đây có một chiếc cầu thang gỗ dẫn lên tầng 2. Di chuyển lên tầng 2 của khu vực này chính là nơi thờ chúng chính của ngôi nhà. Tại đây có ban thờ tổ tiên, Thiên Hậu Thánh Mẫu. Kiến trúc của khu vực này mang đậm nét thuần Việt cổ. Đặc biệt, nơi đây còn có một ô cửa vuông vức hay được gọi là cửa sập có tác dụng chuyển hàng hóa buôn bán ở phía dưới lên trên nếu gặp lũ lụt.
Phần hiên phía trước của tầng 2 được thiết kế theo lối kiến trúc Trung Hoa với trần vỏ cua, khung đỡ chạm hình cá chép. Hình ảnh cá chép trong văn hóa Việt – Nhật – Trung sẽ mang lần lượt những ý nghĩa là thịnh vượng – quyền lực và may mắn.
Bên cạnh những điểm đặc biệt về kiến trúc, khi ghé nhà cổ Phùng Hưng, du khách còn được tận mắt chiêm ngưỡng những hiện vật đồ cổ, gốm sứ có tuổi đời hàng trăm năm đang được lưu giữ tại đây.
 
5. Một số điểm du lịch nổi tiếng gần nhà cổ Phùng Hưng
Ngoài lịch trình khám phá ngôi nhà cổ Phùng Hưng hơn 240 tuổi, gần phố cổ Hội An còn có rất nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng khác mà du khách cũng có thể kết hợp tham quan như:
 
  • Chùa Cầu: Ngôi chùa mang đậm phong cách Nhật Bản bắc qua một nhánh của dòng sông Thu Bồn. Trước đây, chùa Cầu từng là nơi rất quan trọng có trách nhiệm điều tiết giao thông, đi lại ở phố cảng Hội An.
  • Chợ đêm Hội An: Nơi bạn có thể vui chơi, thưởng thức ẩm thực chuẩn Hội An và mua sắm những món quà độc lạ về làm quà sau chuyến du lịch. Chợ mở cửa từ 17:00 đến khoảng 23:00 hàng ngày.
  • Hội quán Phúc Kiến: Công trình kiến trúc văn hóa tiêu biểu mang nhiều ý nghĩa và dấu ấn lịch sử gắn liền với rất nhiều thế hệ ở Hội An. Hội quán này sở hữu kiến trúc tráng lệ, chạm khắc tinh tế, lộng lẫy nguy nga với tông màu đỏ chủ đạo nổi bật cả một vùng.

 

Xem thêm
image

Địa danh liên quan

Danh sách khách sạn


Đánh giá của khách hàng

0.0
Tổng
0 đánh giá
Rate
0.0 / 5.0
Hiện tại chưa có đánh giá nào cho mục này. Hãy là người đầu tiên đánh giá!

Đánh giá của bạn

Địa chỉ email của bạn sẽ không được hiển thị.