Tháp cổ Vĩnh Hưng

Xã Vĩnh Hưng A, Huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu

Tháp cổ Vĩnh Hưng

Mô tả

Tháp cổ Vĩnh Hưng không chỉ là một kiến trúc tháp thuộc nền văn hóa Óc - Eo còn sót lại duy nhất ở Tây Nam bộ, mà trong cuộc khai quật tại tháp Vĩnh Hưng, các nhà khảo cổ học còn thu được một bộ sưu tập hiện vật hết sức quí giá với nhiều tượng đá, đồng, gốm, đá quí … đánh dấu một giai đoạn tồn tại và phát triển khá dài (từ thế kỷ IV đến thế kỷ XIII sau công nguyên) của tháp cổ Vĩnh Hưng. Với những giá trị vốn có ấy, tháp Vĩnh Hưng đã và đang được tu bổ nhằm bảo tồn và phát huy tác dụng của một di tích kiến trúc nghệ thuật tầm cỡ quốc gia.

 

Tháp cổ Vĩnh Hưng và những cổ vật trong lòng đất xung quanh tháp cổ vẫn còn nhiều điều bí ấn thu hút khách du lịch đến tham quan, chiêm ngưỡng.
 
1. Tháp cổ Vĩnh Hưng ở đâu?
Tháp cổ Vĩnh Hưng thuộc xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi cách trung tâm thành phố Bạc Liêu khoảng 20km. Tháp cổ Vĩnh Hưng là di tích kiến trúc cổ duy nhất còn được bảo tồn ở miền tây có giá trị về mặt nghệ thuật văn hóa được một nhà khảo cổ Pháp phát hiện năm 1911. Tháp Vĩnh Hưng được xây dựng với cấu trúc khá đơn giản và mộc mạc trên mảnh đất rộng, cao hơn mặt ruộng 50cm.
 
2. Nguồn gốc và lịch sử hình thành tháp cổ Vĩnh Hưng
Tháp cổ Vĩnh hưng được xây dựng vào thế kỷ IX. Các nhà khảo cổ đã phát hiện rất nhiều cổ vật được chôn dưới lòng đất quanh tháp. Hiện đỉnh tháp đã sập, nhưng tháp vẫn cao hơn 8 mét, với hình dáng chữ nhật. Thời Việt Nam Cộng Hòa được xếp hạng thứ 14 trong danh sách các di tích lịch sử lâu đời của Nam kỳ. Giai đoạn từ 1911 – 1959, người Pháp đã phát hiện rất nhiều linh vật thờ cúng ở đây. Tấm bia tìm thấy ở trong chùa cạnh tháp được khắc bằng chữ Phạn cổ. Nội dung được ghi vào tháng Karhila năm 814,tức là năm 892 sau công nguyên. Người ghi trên bia là đức vua thời ấy có tên Yacovan Man.
 
3. Kiến trúc của tháp Vĩnh Hưng
Tháp cổ Vĩnh Hưng có chiều cao khoảng 8,2 m chân tháp hình chữ nhật có kích cỡ 5,6mx6,9m mặt tháp quay về hướng Tây. Toàn bộ ngôi tháp được xây dựng lại bằng gạch, phần dưới lớn hơn và nhỏ dần ở phía trên, cả 3 vách chập lại thành hình vòng cung. Nhìn chung kiến trúc của tháp khá đơn giản, không có nhiều hoa văn.
Tháp Vĩnh Hưng được xây dựng trên một doi đất, chân tháp hình chữ nhật, trong tháp có một bàn tay tượng thân bằng đồng, một phần thân dưới của tượng nữ thần, tượng nữ thần bằng đá xanh, tượng nữ thần Brahma mặt bằng đồng, đầu tượng Phật bằng đồng… và một số vật thờ khác.
Tháp cổ Vĩnh Hưng được cho là một trong những kiến trúc của nền văn hóa Ốc eo còn sót lại ở vùng Tây Nam Bộ. Tuy nhiên cũng có người cho rằng tháp thuộc nền văn hóa Ăng Ko của người Khmer. Các nhà khảo cổ học khi khai quật tại đây đã phát hiện nhiều hiện vật như tượng đá, đồng.. có liên quan đến sự hình thành, tồn tại của tháp cổ từ thế kỷ IV – XIII sau công nguyên.
Nhà trưng bày cổ vật trước Tháp cổ đã được xây dựng để trưng bày những cổ vật ngủ vùi trong lòng đất quanh khu vực tháp cổ. Một ngôi chùa gần tháp cổ cũng được xây dựng và có niên đại hàng trăm năm.
Mỗi ngày nhà sư trong chùa tháp tụng tụng kinh vào lúc 4 giờ sáng và 4 giờ chiều. Hằng năm vào ngày 15/10 âm lịch rất đông phật tử và người dân từ khắp nơi về khấn viếng chùa và di tích tháp cổ như thể hiện một nét văn hóa tâm linh lâu đời.
Trải qua bao thăng trầm của thời gian và lịch sử tháp có dấu hiệu bị bong chóc và xuống cấp tuy nhiên đây vẫn là một công trình có ý nghĩa lịch sử, khảo cổ học và là điểm đến du lịch hấp dẫn dành cho những du khách muốn tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử. Nếu có cơ hội đi du lịch miền Tây bạn nhất định đừng nên bỏ qua địa điểm này.
 
4. Tháp cổ Vĩnh Hưng có gì mà hấp dẫn du khách?
Tháp cổ Vĩnh Hưng cực kỳ đơn giãn vời thiết kế các lớp tường bao bọc xung quanh tháp. Nóc tháp thì được làm thành vòm có một cửa quay về hướng Tây. Tháp được thiết kế với chiều cao của tháp hơn 8m, đã trừ phần của đỉnh đã bị hư hại. Hai bên cạnh chân tháp thì rộng 5,6m và 6,9m. Phải nói kỷ thuật thiết kế xây dựng của người Khmer cổ rất tốt và chắc chắn. Họ dùng gạch nung gắn kết với nhau rất đều, không lộ nổi một kẻ hở. Đến nay vẫn chưa ai khám phá nổi kỳ diệu làm nên sự chắc chắn trải qua nghìn năm này. Vào chính điện sẽ thấy một bàn tay vị thần linh làm bằng đồng, đầu tượng Phật bằng đồng. Một phần thân dưới của tượng nữ thần được tạc bằng đá xanh. Tượng nữ thần Brahma với mặt bằng đồn… và nhiều vật thờ khác.
 
5. Giá vé và chi phí tham quan tháp cổ Vĩnh Hưng
Tháp cổ Vĩnh Hưng hiện tại không bán vé tham quan bạn nhé. Các bạn có thể đến đây tham quan miễn phí mà không bận tâm gì nhé. Chi phí duy nhất các bạn tốn là 5.000 đồng tiền gửi xe để vào tham quan.
 
6. Ăn gì khi đi tham quan tháp cổ Vĩnh Hưng
Ba khía Bạc Liêu
Ba khía là món ăn không thể nào bỏ qua khi bạn đi tham quan tháp cổ Vĩnh Hưng. Món ba khía được coi là món ăn dành cho người nghèo thời xưa, cho nên nó được làm rất mặn. Nhưng ngày nay nó trở thành đặc sản bởi chỉ có ở miền Tây mới có và đặc biệt ở Bạc Liêu mới ngon. Ba khía được làm chế biến rất nhiều món như: rang me, rang muối, luộc hấp…
 
Bún nước lèo
Bún nước lèo đã quá nội danh khắp làng ẩm thực du lịch Việt Nam. Bún nước lèo là đặc sản của người Sóc Trăng, tuy nhiên ở Bạc Liêu bún củng cực kỳ hấp dẫn. Với tay nghề nấu nướng của người dân Bạc Liêu, bạn chắc chắn sẽ cảm nhận thích thú. Đây là món bún đầy dân dã mà lại dễ ghiền bởi thứ nước lèo vừa thanh lại đậm đà mùi cá sông.
 
Bánh canh tôm nước cốt dừa
Đây có thể gọi là một món bánh canh cực lạ không chỉ ở Bạc Liêu mà còn của Việt Nam. Bánh canh kết hợp với tôm đã đủ thú vị vậy mà còn nấu với nước cốt dừa. Thêm một điểm hấp dẫn sợi bánh canh trắng đục, mềm thơm.. Bánh canh có thể nấu biến tấu ngoài nguyên liệu tôm, có thể dùng cua và hến để thay đổi.
 
Bánh tằm ngan dừa
Bánh tằm ngan dừa ở Bạc Liêu rất khác so với món bánh tằm đặc sản của miền Tây. Bánh tằm này được cho là có hương vị chuẩn nhất, công phu nhất. Ăn thử một miếng bánh tằm là thấy cả một sự kỳ công nơi người nấu. Với nước dừa béo khi ăn kèm với lại bánh tằm, thêm mộ ít dưa leo, rau thơm và giá đỗ lại không hề thấy ngán một tý nào.
 
7. Ở đâu khi đến tham quan tháp cổ Vĩnh Hưng
Tháp cổ Vĩnh Hưng nằm gần trung tâm thành phố Bạc Liêu. Cho nên bạn cứ ăn chơi chụp choẹt rồi về thành phố mà nghỉ ngơi lấy sức. Điều kiện thành phố không tốt như những thành phố du lịch khác. Nhưng hệ thống khách sạn nhà nghỉ ở đây đủ đáp ứng tiêu chuẩn cơ bản của các bạn khi đến đây.
 
  • Hoàng Giang Hotel – Địa chỉ: 47 Trần Huỳnh, TP. Bạc Liêu
  • Royal Hotel – Địa chỉ: số 8 Phan Đình Phùng, P. 3, Bạc Liêu
  • Sài Gòn Bạc Liêu Hotel – Địa chỉ: 02-04-06 Hoàng Văn Thụ, P.3, Bạc Liêu
  • Lê Minh Hotel – Địa chỉ: số 94 đường 23/8 ấp Trà Kha, P.8, Bạc Liêu
  • Khách sạn Trần Vinh – Địa chỉ: 85-87 Hai Bà Trưng, P.3, TP. Bạc Liêu
  • Nhà nghỉ Yến Nhi – Địa chỉ: P.7, TP. Bạc Liêu
  • Nhà khách công đoàn – Địa chỉ: P.7 TP Bạc Liêu
  • Nhà nghỉ Bình An, – Địa chỉ: 42 Lê Duẩn, P.3, TP. Bạc Liêu
  • Nhà nghỉ Tân Hồng – Địa chỉ: 619 Trần Phú, P.7, TP. Bạc Liêu
  • Nhà nghỉ 66 Bạc Liêu – Địa chỉ: P. 2, TP. Bạc Liêu

 

Xem thêm
image

Địa danh liên quan


Đánh giá của khách hàng

0.0
Tổng
0 đánh giá
Rate
0.0 / 5.0
Hiện tại chưa có đánh giá nào cho mục này. Hãy là người đầu tiên đánh giá!

Đánh giá của bạn

Địa chỉ email của bạn sẽ không được hiển thị.