>
>
>
Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam Cần Thơ
Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam Cần Thơ

Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam Cần Thơ

Mô tả

Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam Cần Thơ là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, du khách đến đây vừa có thể tham quan, vãn cảnh thiền viện lớn nhất miền Tây này, vừa tìm được sự thanh thản, bình yên khi tâm hồn xao động, vừa có thể lễ chùa, cầu lộc, cầu an, cầu may…

Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam Cần Thơ là một ngôi chùa rất nổi tiếng và mang nhiều nét văn hóa kiến trúc thời Lý - Trần. Đây còn là nơi lưu giữ và thể hiện tín ngưỡng văn hóa, tôn giáo Phật giáo của bà con tại Cần Thơ.

1. Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam Cần Thơ ở đâu?

Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam Cần Thơ có vị trí nằm ở xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thuộc thành phố Cần Thơ, cách trung tâm thành phố khoảng 15km.

Thiền viện Trúc Lâm Cần Thơ là thiền viện lớn nhất miền Tây, một trong những công trình Phật giáo lớn nhất ở Tây Nam Bộ và được đề xuất xây dựng bởi nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, Đại tướng Phạm Văn Trà. 

2. Hoạt động và thời gian xây dựng của thiền viện Trúc Lâm Cần Thơ

Thiền viện Phương Nam Cần Thơ được xây dựng trên diện tích gần 4ha, khởi công xây dựng từ 16 tháng 7 năm 2013 và hoàn thành sau 10 tháng thi công vào 17 tháng 5 năm 2014. Lễ khánh thành Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam tại Cần Thơ được tổ chức trọng thể vào ngày 17/5/2014, dưới sự chủ trì của Ban trị sự Phật giáo thành phố Cần Thơ.

3. Tổng quan về thiết kế thiền viện Phương Nam Cần Thơ

Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam Cần Thơ đã gây ấn tượng với kiến trúc công trình gồm kết cấu mái lợp ngói theo phong cách nhà Trần, các khung cột đều sử dụng gỗ lim, tường gạch, nền và lối đi được lát bởi gạch tàu.

Khuôn viên Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam Cần Thơ được bài trí vô cùng cân đối với 20 mục công trình như là: nhà tổ, hội trường rộng rãi, nhà thủy tạ, bảo tháp 9 tầng, tháp trống, tháp chuông, khu tăng xá và nhà khách, khu trại đường, thư viện...

Đặc biệt gây ấn tượng có những hạng mục làm từ khoảng 1.000 khối gỗ lim được nhập từ Nam Phi, tuowjgn Phật Thích Ca Mâu Ni làm bằng đồng và tượng Bồ Tát và các vị tổ sư bằng gỗ Du Sam có tuổi thọ lên đến 800 năm.

4. Một vài nét kiến trúc độc đáo tại thiền viện Phương Nam Cần Thơ

Khu vực cổng tam quan và sân ngoài: Khu vực có nhiều nét kiến trúc độc đáo nhất phải kể đến cổng tam quan của thiền viện, được thiết kế theo kết cấu bê tông cốt thép giả gỗ, gồm ba lối đi, lối đi chính giữa và hai lối đi đối xứng hai bên.

Phần mái của cổng được thiết kế kiểu dáng chiếc thuyền cùng bốn đầu đao công vuốt vô cùng ấn tượng, được lợp ngói vi cá màu đỏ và trang trí hoa văn lưỡng long chầu bánh xe Pháp Luân ngay trên đỉnh cổng

4.2 Khu nhà Chánh Điện

Từ sân chính điện Thiền viện Phương Nam Cần Thơ đi thẳng vào là chánh điện, hay còn gọi là Đại Hùng Bửu Điện, được lợp ngói tám mái theo phong cách thời vua triều nhà Trần, xây dựng trên diện tích rộng, có sức chứa tới hàng trăm người hành lễ cùng lúc. Hai bên là tháp chuông và tháp trống.

Khu nhà chánh điện thiết kế theo kiểu năm gian hai chái và ba lối vào, là nơi uy nghi, tôn nghiêm nhất, đặc biệt nổi bật với kiến trúc 2 mái âm dương, ở giữa là kiến trúc bánh xe pháp luân. Các kèo, cột chèo, xà ngang chống đỡ trong khu nhà Chánh điện đều được xây dựng bằng gỗ lim và các loại gỗ quý.

4.3 Khu nhà Tổ Điện

Để đến khu nhà Tổ điện Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam Cần Thơ, du khách phải đi dọc con đường từ Chánh điện ra sau, từ đó sẽ thấy phía sân trước có 3 tượng đang ngồi thiền bằng đá, có kích cỡ to như người thật, tượng trưng cho 3 vị tổ sư của phái Trúc Lâm: Tổ sư Pháp Loa, Tổ sư Huyền Quang, Tổ sư Trần Nhân Tông.

Tổ điện lợp ngói bốn mái, cong cong hình mũi thuyền theo phong cách thời nhà Lý. Đi tham quan bên trong chánh điện khu nhà Tổ điện, có thể thấy tượng thờ Tổ sư Đạt Ma dáng đứng và ba vị tam tổ thờ bên trong. Ngoài ra, du khách có thể bắt gặp ở đối diện tổ điện là vườn cây nhỏ có tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông ngồi thiền.

 

4.4 Khu vực cổng sau

Đi tiếp ra ngoài, có thể đến khu vực thờ 33 ứng thân của Quan Âm Bồ Tát, bao gồm các bức tượng ứng thân kích thước bằng người thật đặt song song hai hàng, mắt hướng nhìn tượng Quan Âm Nghìn Mắt Nghìn Tay trước cổng vào.

 

5. Khám phá thiền viện Trúc Lâm Phương Nam Cần Thơ có những gì?

5.1 Kiến trúc thiền viện với các công trình theo phong cách thuần Việt

Với những du khách yêu thích du lịch tâm linh, khám phá các kiến trúc độc đáo, Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam Cần Thơ là điểm đến nổi bật bởi mang phong cách kiến trúc thuần Việt thời Lý – Trần.

Hay khám phá thêm về kiến trúc trong chính điện sẽ thấy điều thú vị ở hình tượng rồng phượng uốn lượn ở các cột chống đỡ và các câu đối tô son thếp vàng, là những yếu tố tạo nên ấn tượng uy nghi và là hình tượng phát triển mạnh mẽ của Phật giáo thời Lý – Trần.

 

5.2 Những hạng mục đẹp bên tại thiền viện

Đến Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam Cần Thơ, du khách không chỉ có thể tham quan, vãng cảnh, mà còn có thể chụp ảnh sống ảo, check-in ở rất nhiều hạng mục đẹp tại thiền viện như: khu vực tháp trống, khu vực tượng các vị la hán, chỗ 33 ứng hóa thân Bồ Tát, không gian miệt vườn ở khu vực sinh hoạt, khu vực vườn cây nhỏ đối diện Tổ điện…

 

5.3 Là nơi nghỉ ngơi, dâng hương, cầu Phật sự bình an cho gia đình

Tránh xa những ồn ào, những căng thẳng trong cuộc sống chốn thành thị, đến với Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam Cần Thơ, du khách có thể thả mình trong không gian rộng lớn, bình yên, nâng niu tâm hồn theo tiếng chuông ngân và kinh kệ của nhà Phật. 

Ngoài việc lang thang cảm nhận không khí trong lành, yên bình nơi cửa Phật, ngắm nhìn các công trình kiến trúc đặc trưng của thiền viện, thì du khách khi đến Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam Cần Thơ còn được dâng hương, cầu an, cầu phúc cho gia đình. Cầu cho một năm mới an khang thịnh vượng.

6. Cách di chuyển đến Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam ở Cần Thơ

Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam Cần Thơ cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 15km. Du khách có thể đến đây bằng các phương tiện như: oto, xe máy.

Du khách xuất phát từ trung tâm thành phố Cần Thơ đi theo hướng đường Trần Phú, đi thẳng đến ngã tư giao đường Cách Mạng Tháng 8 và đường Hùng Vương rồi rẽ phải đi đường Cách Mạng Tháng 8, đi tiếp đến ngã tư giao đường Nguyễn Văn Cừ thì rẽ trái để đi vào đường Nguyễn Văn Cừ. Đi tiếp khoảng 10km sẽ đến xã Mỹ Khánh để vào thiền viện Trúc Lâm Phương Nam Cần Thơ.

 

Xem thêm
image

Địa danh liên quan

Danh sách khách sạn