Huyện Tân Yên
Mô tả
1. Địa lý
Huyện Tân Yên nằm ở phía tây của tỉnh Bắc Giang, cách thành phố Bắc Giang khoảng 15 km về phía tây, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 60 km, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp huyện Lạng Giang
- Phía tây giáp huyện Hiệp Hòa và huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
- Phía nam giáp thành phố Bắc Giang và thị xã Việt Yên
- Phía bắc giáp huyện Yên Thế.
Tân Yên là huyện chuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du, có tổng diện tích tự nhiên là 204 km², trải dài từ 106°0'20"Đ - 106°11'40"Đ và 21°18'30"B - 21°23'0"B, cách thành phố Bắc Giang 15 km theo tỉnh lộ 398 (đường 284 cũ), huyện Sóc Sơn – Hà Nội (cách 30 km theo tỉnh lộ 295), thành phố Thái Nguyên cách 40 km theo tỉnh lộ 294 (đường 287 cũ).
2. Hành chính
Huyện Tân Yên có 22 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Cao Thượng (huyện lỵ), Nhã Nam và 20 xã: An Dương, Cao Xá, Đại Hóa, Hợp Đức, Lam Cốt, Lan Giới, Liên Chung, Liên Sơn, Ngọc Châu, Ngọc Lý, Ngọc Thiện, Ngọc Vân, Phúc Hòa, Phúc Sơn, Quang Tiến, Quế Nham, Song Vân, Tân Trung, Việt Lập, Việt Ngọc.
3. Kinh tế
Tân Yên là một huyện có địa hình mấp mô phía Tây tỉnh Bắc Giang mật độ dân cư không cao bằng các huyện thuộc các tỉnh đồng bằng nên việc phát triển làng nghề có phần khó khăn. Tuy nhiên huyện vẫn có rất nhiều làng nghề truyền thống, làng nghề, làng có nghề:
- Làm mỳ gạo thôn Châu Sơn (Ngọc Châu)
- Mây tre đan, nhựa giả Cầu Trấn (Quang Tiến)
- Nghề làm nón ở (Liên Sơn)
- Nghề chẻ bện chổi tre Đông Am Vàng (Việt Lập)
- Một số ít có nghề làm nem thính thôn Hậu (Liên Chung)
- Nghề làm hương thôn Cả Am (Phúc Hòa)
- Làm chổi chít thôn Nội Hạc (Việt Lập)
- Làm hương đen An Lập (Ngọc Lý)
- Nghề làm diều sáo (Song Vân).
4. Các địa điểm nổi tiếng
- Chợ Mọc
- Chùa Tứ Giáp
- Núi Dành
- Đền Dành
- Đồi Phủ
5. Địa điểm lưu trú