Huyện Hòa Vang
Mô tả
1. Vị trí địa lý
Huyện Hòa Vang nằm ở phía tây của thành phố Đà Nẵng, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp quận Liên Chiểu, quận Cẩm Lệ và quận Ngũ Hành Sơn
- Phía tây giáp huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế và huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam
- Phía nam giáp thị xã Điện Bàn và huyện Đại Lộc thuộc tỉnh Quảng Nam
- Phía bắc giáp huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Huyện có diện tích 707,33 km², dân số năm 2018 là 185.223 người, mật độ dân số đạt 262 người/km².
Đây là địa phương có hai đoạn tuyến của đường cao tốc Bắc Nam, gồm đường cao tốc La Sơn – Túy Loan và đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi đều đã được đưa vào khai thác.
2. Lịch sử
Sau năm 1975, huyện Hòa Vang trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, ban đầu bao gồm 16 xã: Hòa Châu, Hòa Hải, Hòa Hiệp, Hòa Khánh, Hòa Khương, Hòa Liên, Hòa Minh, Hòa Nhơn, Hòa Phát, Hòa Phong, Hòa Phước, Hòa Quý, Hòa Sơn, Hòa Thọ, Hòa Tiến và Hòa Xuân.
Ngày 23 tháng 9 năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 79-HĐBT về việc:
- Chia xã Hòa Liên thành 2 xã: Hòa Bắc và Hòa Liên
- Chia xã Hòa Sơn thành 2 xã: Hòa Sơn và Hòa Ninh.
Ngày 9 tháng 12 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 194-HĐBT về việc thành lập huyện Hoàng Sa bao gồm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trước đây.
Ngày 11 tháng 1 năm 1986, chia xã Hòa Phong thành 2 xã: Hòa Phong và Hòa Phú.
Ngày 6 tháng 12 năm 1996, kỳ họp thứ 10 - Quốc hội khóa IX ban hành Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo đó, chia tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc trung ương, huyện Hòa Vang trực thuộc thành phố Đà Nẵng, bao gồm 19 xã: Hòa Bắc, Hòa Châu, Hòa Hải, Hòa Hiệp, Hòa Khánh, Hòa Khương, Hòa Liên, Hòa Minh, Hòa Nhơn, Hòa Ninh, Hòa Phát, Hòa Phong, Hòa Phú, Hòa Phước, Hòa Quý, Hòa Sơn, Hòa Thọ, Hòa Tiến và Hòa Xuân.
Ngày 23 tháng 1 năm 1997, Chính phủ ban hành Nghị định số 07/1997/NĐ-CP. Theo đó:
- Tách 2 xã: Hòa Quý và Hòa Hải để thành lập quận Ngũ Hành Sơn
- Tách 3 xã: Hòa Hiệp, Hòa Khánh và Hòa Minh để thành lập quận Liên Chiểu.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Hòa Vang còn lại 73.749 ha diện tích tự nhiên và 132.042 người, gồm 14 xã: Hòa Tiến, Hòa Sơn, Hòa Phát, Hòa Thọ (huyện lỵ), Hòa Châu, Hòa Phước, Hòa Liên, Hòa Xuân, Hòa Nhơn, Hòa Phong, Hòa Khương, Hòa Bắc, Hòa Ninh và Hòa Phú.
Ngày 5 tháng 8 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 102/2005/NĐ-CP. Theo đó, tách 3 xã: Hòa Phát, Hòa Thọ và Hòa Xuân để thành lập quận Cẩm Lệ.
Huyện Hòa Vang còn lại 70.733 ha diện tích tự nhiên và 106.746 người với 11 xã trực thuộc, bao gồm: Hòa Tiến, Hòa Châu, Hòa Phước, Hòa Nhơn, Hòa Khương, Hòa Phong, Hòa Phú, Hòa Ninh, Hòa Liên, Hòa Sơn và Hòa Bắc. Huyện lỵ dời về xã Hòa Phong.
3. Hành chính
Huyện Hòa Vang có 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 11 xã: Hòa Bắc, Hòa Châu, Hòa Khương, Hòa Liên, Hòa Nhơn, Hòa Ninh, Hòa Phong (huyện lỵ), Hòa Phú, Hòa Phước, Hòa Sơn và Hòa Tiến.
Kinh tế huyện Hòa Vang phát triển đa dạng với đủ loại ngành nghề. Phần lớn người dân sinh sống bằng nghề nông, chăn nuôi gia súc, gia cầm, dệt lụa, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, một bộ phận nhỏ tham gia sản xuất tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ phục vụ du lịch.
4. Địa điểm nổi tiếng
- Rừng Bà Nà
- Hồ thủy lợi Hòa Trung
- Hồ thủy lợi Đồng Nghệ
- Sông Cu Đê
5. Địa điểm lưu trú tại Đà Nẵng