>
>
Thành phố Buôn Ma Thuột

Thành phố Buôn Ma Thuột

Thành phố Buôn Ma Thuột

Mô tả

TP Buôn Ma Thuột (Buôn Mê Thuột) thuộc tỉnh Đắk Lắk, là thành phố lớn nhất và nổi tiếng nhất của Tây Nguyên. Phố núi Buôn Ma Thuột có dân số đông nhất Việt Nam nên khi du lịch Đắk Lắk, đến đây bạn có thể biết thêm cho mình nhiều điều thú vị về văn hóa của Tây Nguyên độc đáo. Bên cạnh nền văn hoá đa dạng, các địa điểm du lịch Buôn Mê Thuột còn được thiên nhiên ưu ái với những thác nước trắng xóa, hồ nước trong xanh hay những ngôi làng cà phê nổi tiếng. Đến Buôn Ma Thuột chắc chắn bạn sẽ say đắm hương vị cà phê được đánh giá là chất lượng và đặc trưng nhất.

1. Địa lý

Thành phố Buôn Ma Thuột nằm ở khu vực trung tâm của Tây Nguyên, độ cao trung bình 500 m, cách Hà Nội khoảng 1300 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km, cách Đà Nẵng khoảng 647 km, có vị trí địa lý:

- Phía đông giáp huyện Krông Pắc

- Phía đông nam giáp huyện Cư Kuin

- Phía tây giáp huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông

- Phía nam giáp huyện Krông Ana

- Phía bắc giáp các huyện Cư M'gar và Buôn Đôn.

Thành phố Buôn Ma Thuột có diện tích 377,18 km², dân số năm 2019 là 375.590 ngườ, mật độ dân số đạt 996 người/km².

2. Hành chính

Thành phố Buôn Ma Thuột có 21 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 13 phường: Ea Tam, Khánh Xuân, Tân An, Tân Hòa, Tân Lập, Tân Lợi, Tân Thành, Tân Tiến, Thắng Lợi, Thành Công, Thành Nhất, Thống Nhất, Tự An và 8 xã: Cư Êbur, Ea Kao, Ea Tu, Hòa Khánh, Hòa Phú, Hòa Thắng, Hòa Thuận, Hòa Xuân.

Đặc biệt có 7 buôn (làng) nội thành với gần chục nghìn người Êđê, họ vẫn giữ kiến trúc nhà ở và lối sản xuất riêng ngay trong lòng thành phố.

Kết quả phân định 3 khu vực của thành phố Buôn Ma Thuột theo quyết định số 03/2009/QĐ-UBND của UBND Tỉnh Đắk Lắk ngày 13/01/2009 như sau:

- Khu trung tâm, gồm 8 phường: Tân Tiến, Thắng Lợi, Thống Nhất, Thành Công, Tân Lợi, Tự An, Tân Lập, Tân Thành.

- Khu cận trung tâm, gồm 4 phường:Tân Hòa, Thành Nhất, Ea Tam, Tân An;

- Khu ven nội, gồm 9 phường, xã: Khánh Xuân, Cư Êbur, Hòa Thắng, Hòa Khánh, Hòa Thuận, Ea Tu, Ea Kao, Hòa Phú, Hòa Xuân.

3. Kho tàng văn hóa phi vật thể Tây Nguyên

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được thể hiện qua ngôn ngữ, phong cách diễn tấu,... riêng biệt và độc đáo, chính vì thế đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Loại hình văn học dân gian truyền miệng cũng là di sản văn hóa phi vật thể phong phú của các dân tộc Tây Nguyên, trong đó sử thi Đam San.

Tượng gỗ dân gian Tây Nguyên, chủ yếu là tượng nhà mồ một yếu tố không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Ê Đê. Dù mang nhiều dáng vẻ nhưng chúng gặp nhau ở một điểm là đều lấy cảm hứng từ đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất và đời sống tâm linh gắn với phong tục tập quán của mỗi tộc người.

Ngoài những giá trị tiêu biểu nêu trên, Tây Nguyên còn có kho tàng di sản văn hóa phi vật thể khác, đó là kiến trúc nhà dài truyền thống... của các dân tộc Bắc Tây Nguyên, kiến trúc nhà dài của dân tộc Êđê; nghề dệt và trang phục. Đồng bào Tây Nguyên có nhiều hình thức lễ hội liên quan đến chu kỳ canh tác nương rẫy; lễ nghi vòng đời người; lễ hội cộng đồng,...

4. Các địa điểm nổi tiếng

- Bảo tàng cà phê Buôn Ma Thuột

- Chùa Sắc Tứ Khải Đoan

- Lak Tented Camp

- Làng cà phê Trung Nguyên

- Khu du lịch Ko Tam

- Thác Dray Sáp/ Dray Nur

- Vườn quốc gia YokDon

- Đền Vạn Kiếp

- Khu du lịch Suối Ong

- Đường sách Buôn Ma Thuột

5. Địa điểm lưu trú

Khách sạn Mường Thanh Luxury Buôn Ma Thuột Hotel

Khách sạn Hai Bà Trưng Hotel Buôn Ma Thuột

Khu nghỉ dưỡng The Coffee City - Healing & Retreats Buôn Ma Thuột

Khách sạn Sài Gòn - Ban Mê Hotel Đắk Lắk

Khách sạn Elephants Hotel Đắk Lắk

Xem thêm
image

Danh sách phường xã

Địa danh liên quan

Danh sách khách sạn