>
>
Huyện Đồng Văn

Huyện Đồng Văn

Huyện Đồng Văn

Mô tả

Việc du lịch Hà Giang trở nên nổi tiếng gần đây khi nhiều địa điểm mang vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ được khám phá, trong đó cách riêng phải nhắc đến Đồng Văn - 1 huyện cao biên giới thuộc tỉnh Hà Giang và cách trung tâm thành phố khoảng 150km về phía Bắc. Ngoài ra, cao nguyên đá Đồng Văn Hà Giang còn sở hữu vùng diện tích hơn 2000 km vuông, trải dài khắp 4 huyện Đồng Văn, Yên Minh, Mèo Vạc, Quảng Bạ và cao tầm 1000 - 1600m so với mực nước biển Đặc biệt hơn, Đồng Văn còn là nơi sở hữu cột cờ Lũng Cú - ‘nóc nhà của Hà Giang’, được mệnh danh là nơi ‘cúi mặt sát đất, ngẩng mặt đụng trời’ khi đồng thời cũng chính là nóc nhà của cực Bắc nước Việt Nam ta.

1. Địa lý

Đèo Mã Pí Lèng nối hai huyện Mèo Vạc và Đồng Văn

Đồng Văn là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 150 km về phía bắc, là huyện cực bắc của Việt Nam (điểm cực bắc tại núi Rồng, xã Lũng Cú), có tọa độ từ 22°55'B đến 23°23'B; 105°42'Đ, có vị trí địa lý:

- Phía Bắc và Đông bắc giáp Trung Quốc với biên giới dài 52,5 km

- Phía Đông và Đông nam giáp huyện Mèo Vạc

- Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Yên Minh.

Huyện Đồng Văn có diện tích 453,08 km², dân số năm 2021 là 85.662 người, mật độ dân số 189 người/km².

Huyện lỵ trước đây của huyện Đồng Văn đặt tại thị trấn Phố Bảng, sau chuyển về khu phố cổ thuộc xã Đồng Văn, nay là thị trấn Đồng Văn. Đây cũng là một trong những trọng điểm của các cuộc tấn công từ phía Trung Quốc sang Việt Nam năm 1979 và cả trong những năm 1984-1986.

Huyện Đồng Văn hiện nay có 17 dân tộc sinh sống, gồm: Mông, Tày, Dao, Kinh, Nùng, Giáy, La Chí, Hoa, Pà Thẻn, Cơ Lao, Lô Lô, Bố Y, Phù Lá, Pu Péo, Mường, Sán Chay, Thái. Trong đó dân tộc Mông chiếm phần lớn.

Nguồn nước mặt trên địa bàn huyện rất khan hiếm, chỉ có các suối nhỏ chảy vào mùa mưa và một số hồ ao khác.

Huyện Đồng Văn có diện tích đất rừng 23.242,6 ha, chiếm 52,0% diện tích tự nhiên (tính cả diện tích đất đồi núi đá không có rừng cây có khả năng sử dụng vào mục đích lâm nghiệp). Mặc dù đất lâm nghiệp có tỷ lệ khá trong cơ cấu sử dụng đất (23.242,6 ha, chiếm 52,0%) song phần lớn các loại rừng của huyện đều là rừng trồng và rừng tái sinh nên chất lượng rừng và trữ lượng không cao. Việc khai thác và kinh doanh các sản phẩm từ rừng hạn chế, chức năng chính của rừng của huyện là giữ đất và bảo vệ môi trường sinh thái.

Huyện Đồng Văn cũng có nhiều tài nguyên khoáng sản với trữ lượng lớn; gồm các loại khoáng sản như: mangan, antimon, đá vôi,... Tuy nhiên việc khai thác gặp rất nhiều khó khăn do hạ tầng giao thông còn chưa phát triển, xa trung tâm tỉnh, khoáng sản nằm xen kẽ với nhiều tầng đá.

2. Hành chính

Huyện Đồng Văn có 19 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Đồng Văn (huyện lỵ), Phố Bảng và 17 xã: Hố Quáng Phìn, Lũng Cú, Lũng Phìn, Lũng Táo, Lũng Thầu, Má Lé, Phố Cáo, Phố Là, Sà Phìn, Sảng Tủng, Sính Lủng, Sủng Là, Sủng Trái, Tả Lủng, Tả Phìn, Thài Phìn Tủng, Vần Chải.

3. Các địa điểm nổi tiếng

- Dốc Thẩm Mã

- Rừng thông Yên Minh

- Đèo Mã Pì Lèng

- Thung lũng Sủng Là

- Xã Phó Bảng

- Dinh thự họ Vương

- Thung lũng xanh tại xã Phố Cáo

- Hang Rồng - Xã Sảng Tủng

- Đỉnh Đồn Cao

- Cột cờ Lũng Cú

4. Địa điểm lưu trú 

Khách sạn Hoa Cương (Đồng Văn) Hotel

Xem thêm
image

Danh sách phường xã

Địa danh liên quan

Danh sách khách sạn