>
>
Huyện Thạch Thất
Huyện Thạch Thất

Huyện Thạch Thất

Mô tả

Nằm yên bình tại khu vực ngoại thành Hà Nội, Thạch Thất đã trở thành điểm “trú ẩn” hoàn hảo cho những du khách muốn bỏ lại những ồn ào và khói bụi của thành phố. Thạch Thất là địa điểm du khách tìm đến một cuộc sống thanh bình, nơi để thư giãn mỗi dịp cuối tuần.

1. Địa lý

Huyện Thạch Thất nằm phía Tây Bắc thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 30 km, là vùng bán sơn địa, có tọa độ địa lý từ 20o58’23’’ đến 21o06’10’’ vĩ độ bắc từ 105o27’54’’ đến 105o38’22’’ kinh độ đông.

Huyện có vị trí địa lý:

- Phía đông giáp huyện Phúc Thọ và huyện Quốc Oai

- Phía tây giáp thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình

- Phía nam giáp huyện Quốc Oai và huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình

- Phía bắc giáp thị xã Sơn Tây, huyện Phúc Thọ và huyện Ba Vì

Thạch Thất là khu vực chuyển tiếp giữa vùng núi và trung du phía Bắc với vùng đồng bằng. Nhìn chung địa hình thấp dần từ Tây sang Đông và chia thành hai dạng địa hình chính:

+ Dạng địa hình bán sơn địa, đồi gò: Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 10 m đến hơn 15 m. Đất phát triển trên nền đá đã phong hóa nhiều nơi có lớp đá ong ở tầng sâu 20 – 50 cm.

+ Dạng địa hình đồng bằng: bên bờ trái sông Tích, địa hình khá bằng phẳng, độ cao trung bình khoảng từ 3 đến 10 m so với mặt biển. Trong khu vực cũng có nhiều điểm trũng tạo thành các hồ đầm nhỏ.

2. Hành chính

Huyện Thạch Thất có 23 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Liên Quan (huyện lỵ) và 22 xã: Bình Phú, Bình Yên, Cẩm Yên, Cần Kiệm, Canh Nậu, Chàng Sơn, Đại Đồng, Dị Nậu, Đồng Trúc, Hạ Bằng, Hương Ngải, Hữu Bằng, Kim Quan, Lại Thượng, Phú Kim, Phùng Xá, Tân Xã, Thạch Hòa, Thạch Xá, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung.

3. Lịch sử

Huyện Thạch Thất là địa danh cổ, ra đời vào thế kỷ thứ XIV (năm 1404) sau những cải cách của Hồ Quý Ly; trước đây thuộc phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây. Năm 1948 Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà ban hành sắc lệnh số 48-1948 bãi bỏ các danh từ phủ, châu, quận… thì huyện Thạch Thất thuộc tỉnh Sơn Tây.

Từ ngày 21 tháng 4 năm 1965 thuộc tỉnh Hà Tây (hợp nhất hai tỉnh Hà Đông và Sơn Tây thành tỉnh Hà Tây). Cùng thời điểm này, sáp nhập xã An Hòa vào xã Tiến Xuân thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.

Ngày 27 tháng 12 năm 1975 khi hợp nhất hai tỉnh Hà Tây và Hòa Bình, huyện Thạch Thất thuộc tỉnh Hà Sơn Bình. Huyện gồm 19 xã: Bình Phú, Bình Yên, Cẩm Yên, Cần Kiệm, Canh Nậu, Chàng Sơn, Đại Đồng, Dị Nậu, Đồng Trúc, Hạ Bằng, Hương Ngải, Hữu Bằng, Kim Quan, Lại Thượng, Liên Quan, Phú Kim, Phùng Xá, Tân Xã và Thạch Xá.

Từ năm 1978 đến năm 1991, nhập vào thủ đô Hà Nội.

Từ ngày 12 tháng 8 năm 1991 lại trở về với tỉnh Hà Tây sau khi tái lập tỉnh Hà Tây và Hòa Bình

Ngày 23 tháng 6 năm 1994, chuyển xã Liên Quan thành thị trấn Liên Quan.

Ngày 28 tháng 8 năm 1994, thành lập xã Thạch Hòa trên cơ sở một phần diện tích và nhân khẩu của các xã Bình Yên, Tân Xã, Hạ Bằng và Đồng Trúc. Từ đó, huyện Thạch Thất bao gồm thị trấn Liên Quan và 19 xã: Bình Phú, Bình Yên, Cẩm Yên, Cần Kiệm, Canh Nậu, Chàng Sơn, Đại Đồng, Dị Nậu, Đồng Trúc, Hạ Bằng, Hương Ngải, Hữu Bằng, Kim Quan, Lại Thượng, Phú Kim, Phùng Xá, Tân Xã, Thạch Hòa, Thạch Xá.

Từ ngày 1 tháng 8 năm 2008, khi tỉnh Hà Tây nhập về Hà Nội, Thạch Thất là một huyện của Hà Nội[11]là một trong 29 quận, huyện của thành phố Hà Nội.. Cùng ngày, HĐND thành phố Hà Nội mới (mở rộng) quyết định chuyển cho huyện Thạch Thất quản lý 3 xã mới nhập từ huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình, là các xã: Tiến Xuân, Yên Bình và Yên Trung.

Ngày 8 tháng 5 năm 2009, toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 3 xã Tiến Xuân, Yên Bình và Yên Trung thuộc huyện Lương Sơn của tỉnh Hòa Bình được sáp nhập vào huyện Thạch Thất. Như vậy, huyện Thạch Thất có 1 thị trấn và 22 xã, giữ ổn định cho đến nay.

4. Các địa điểm nổi tiếng

- Chùa Tây Phương

- Cơ kim khí, làm cày bừa Phùng Xá

- Nghề mộc, may mặc, đa ngành ở xã Hữu Bằng

- Mây tre đan Thái Hòa (Bình Phú)

- Nghề xây dựng công trình Dị Nậu

- Có nghề mộc, dựng nhà cổ, xây dựng Hương Ngải

- Phục vụ ăn uống, đặc sản, gia dụng... ở Thạch Hòa

- Nghề mộc dân dụng Chàng Sơn

- Làm quạt giấy Chàng Sơn

- Làng nghề chè lam Thạch Xá

- Mây tre đan Bình Xá (Bình Phú)

- Mây tre đan Phú Hòa (Bình Phú)

- Thợ mộc, xây dựng Canh Nậu

- Nghề mộc ở Dị Nậu

- Chế tác đá ong Bình Yên 

- Nghề làm gạch ngói cổ Kim Quan

5. Địa điểm lưu trú

- Quin Hill Hoà Lạc Villa

- Xanh Villas Thạch Thất Resort & Spa

Xem thêm
image

Danh sách phường xã

Địa danh liên quan

Danh sách khách sạn