Huyện Thường Tín
Mô tả
1. Địa lý
Huyện Thường Tín nằm ở phía nam của thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 16 km, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp huyện Văn Giang và huyện Khoái Châu thuộc tỉnh Hưng Yên với ranh giới tự nhiên là sông Hồng
- Phía tây giáp huyện Thanh Oai
- Phía nam giáp huyện Phú Xuyên
- Phía bắc giáp huyện Thanh Trì.
Huyện có diện tích: 127,59 km², dân số năm 2021 là 262.222 người.
Dân tộc: Đa số là người Kinh.
Tôn giáo: Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành. 6% dân số theo đạo Thiên Chúa.
Đa phần diện tích huyện là đồng bằng, được bồi đắp bởi hai 2 dòng sông chính là sông Hồng và sông Nhuệ.
2. Lịch sử
Thường Tín nguyên là tên của một phủ thuộc Trấn Sơn Nam từ thời Lê đến thời nhà Nguyễn. Thời đó Phủ Thường Tín thuộc tỉnh Hà Nội, sau thuộc tỉnh Hà Đông. Phủ Thường Tín bấy giờ bao gồm các huyện: Thanh Trì, Thượng Phúc (là Thường Tín ngày nay), Phú Xuyên.
Ngày 21 tháng 4 năm 1965, huyện Thường Tín thuộc tỉnh Hà Tây (do hợp nhất 2 tỉnh Hà Đông và Sơn Tây), gồm 32 xã: Chương Dương, Đại Áng, Dũng Tiến, Duyên Thái, Hà Hồi, Hiền Giang, Hòa Bình, Hồng Vân, Khánh Hà, Lê Lợi, Liên Ninh, Liên Phương, Minh Cường, Nghiêm Xuyên, Ngọc Hồi, Nguyễn Trãi, Nhị Khê, Ninh Sở, Quất Động, Tả Thanh Oai, Tân Minh, Thắng Lợi, Thống Nhất, Thư Phú, Tiền Phong, Tô Hiệu, Tự Nhiên, Văn Bình, Vạn Điểm, Văn Phú, Vân Tảo và Văn Tự.
Ngày 29 tháng 12 năm 1975, huyện Thường Tín thuộc tỉnh Hà Sơn Bình (do hợp nhất 2 tỉnh Hà Tây và Hòa Bình).
Ngày 29 tháng 12 năm 1978, 4 xã ở phía bắc huyện Thường Tín là: Đại Áng, Liên Ninh, Ngọc Hồi và Tả Thanh Oai được sáp nhập vào huyện Thanh Trì. Huyện Thường Tín còn lại 28 xã: Chương Dương, Dũng Tiến, Duyên Thái, Hà Hồi, Hiền Giang, Hòa Bình, Hồng Vân, Khánh Hà, Lê Lợi, Liên Phương, Minh Cường, Nghiêm Xuyên, Nguyễn Trãi, Nhị Khê, Ninh Sở, Quất Động, Tân Minh, Thắng Lợi, Thống Nhất, Thư Phú, Tiền Phong, Tô Hiệu, Tự Nhiên, Văn Bình, Vạn Điểm, Văn Phú, Vân Tảo và Văn Tự.
Ngày 19 tháng 3 năm 1988, thành lập thị trấn Thường Tín trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các xã Văn Bình, Văn Phú và Hà Hồi.
Ngày 12 tháng 8 năm 1991, Thường Tín trở lại thuộc tỉnh Hà Tây và đến ngày 1 tháng 8 năm 2008, cùng với toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Thường Tín được sáp nhập về thủ đô Hà Nội theo nghị quyết của Quốc hội Việt Nam. Huyện Thường Tín bao gồm 1 thị trấn và 28 xã, giữ ổn định cho đến nay.
3. Hành chính
Huyện Thường Tín có 29 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Thường Tín (huyện lỵ) và 28 xã: Chương Dương, Dũng Tiến, Duyên Thái, Hà Hồi, Hiền Giang, Hòa Bình, Khánh Hà, Hồng Vân, Lê Lợi, Liên Phương, Minh Cường, Nghiêm Xuyên, Nguyễn Trãi, Nhị Khê, Ninh Sở, Quất Động, Tân Minh, Thắng Lợi, Thống Nhất, Thư Phú, Tiền Phong, Tô Hiệu, Tự Nhiên, Vạn Điểm, Văn Bình, Văn Phú, Văn Tự, Vân Tảo.
4. Di tích lịch sử
Thường Tín thực sự là một vùng quê tươi đẹp với những di tích lịch sử nổi tiếng là:
- Đình An Lãng ở xã Văn Tự, Thường Tín Hà Nội Thờ Vua Lê Đại Hành và các hoàng tử con vua.
- Đền Vĩnh Mộ ở xã Nguyễn Trãi, Thường Tín Hà Nội thờ Hiển Ứng Linh Chương Tôn Thần thời 12 sứ quân, là vị tướng nhà Đinh có công giúp Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp 12 sứ quân.
- Chùa Đại Minh (Thôn Duyên Trường, xã Duyên Thái)
- Đền Thờ Nguyễn Trãi ở xã Nhị Khê
- Chùa Đậu ở xã Nguyễn Trãi
- Đình thờ Chử Đồng Tử - Tiên Dung (xã Tự Nhiên bên dòng sông Hồng)
- Chùa Mui (xã Tô Hiệu)
- Đình Nghiêm Xá - Nghiêm Xuyên
- Cụm di tích đình chùa Liễu Viên - Nghiêm Xuyên
- Đình Cống Xuyên - Nghiêm Xuyên
- Đền Đông Bộ Đầu (xã Thống Nhất)
- Đình Là (Xã Tân Minh)
- Lăng đá Quận Vân (xã Vân Tảo)
- Đình và chùa Xâm Động (xã Vân Tảo)
- Bến và Đền, chùa Chương Dương (xã Chương Dương)
- Khu đền Lộ, Xâm Dương, đền Sở, đền Dầm, đình chùa đền, lăng Bồ Tát Ninh Xá (xã Ninh Sở)
- Đền, chùa, đình Văn Trai, Yên Phú (xã Văn Phú)
- Đình Đan Nhiễm (xã Khánh Hà)
- Đình Thượng Cung, Ngọc Động (xã Tiền Phong)
- Chùa Pháp Vân (thôn Văn Giáp, xã Văn Bình)
- Đình Bình Vọng, Chùa Văn Hội (xã Văn Bình)
- Đình Vĩnh Lộc, Phú Mỹ (xã Thư Phú)
- Đình Tự Nhiên, Bãi Nổi sông Hồng nơi Chử Đồng Tử gặp Tiên Dung...
- Khu tưởng niệm Nguyễn Trãi, Ao Huê, Trại Ổi, nhà bia Bãi Sếu... (xã Nhị Khê)
- Cụm di tích lịch sử văn hóa Đình - Chùa: Thôn Đống Chanh - xã Minh Cường
5. Địa điểm lưu trú
- Resort Vân Tảo
- Dũng Tuyết Hotel
- Golden Bridge Hotel
- OYO 930 Thăng Long Hotel