>
>
Huyện Bình Chánh
Huyện Bình Chánh

Huyện Bình Chánh

Mô tả

Bình Chánh là một huyện thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Huyện Bình Chánh được biết đến là khu vực có tốc độ đô thị hóa cao, dân cư đông đúc, nằm ở cửa ngõ hành lang chính thức khu vực phía Tây, Tây Bắc và phía Nam thành phố, với nhiều địa điểm tham quan, di tích lịch sử,...Đây là huyện có dân số đông nhất cả nước và cũng là đơn vị hành chính cấp huyện có dân số đông thứ 4 cả nước, chỉ sau thành phố Biên Hòa, thành phố Thủ Đức và quận Bình Tân (theo thống kê dân số năm 2019). Trước năm 1975, Bình Chánh là một quận trực thuộc tỉnh Gia Định. Sau năm 1975, quận Bình Chánh được đổi thành huyện Bình Chánh trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh như hiện nay.

1. Địa lý

Huyện Bình Chánh nằm trải dài, bao bọc phía tây và một phần phía nam của khu vực nội thành Thành phố Hồ Chí Minh. Huyện có vị trí địa lý:

- Phía đông giáp Quận 7 và huyện Nhà Bè với ranh giới là rạch Ông Lớn và rạch Bà Lào

- Phía đông bắc giáp Quận 8 và quận Bình Tân

- Phía tây giáp các huyện Đức Hòa và Bến Lức thuộc tỉnh Long An

- Phía nam giáp huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An

- Phía bắc giáp huyện Hóc Môn.

Huyện có diện tích 252,56 km², dân số năm 2019 là 705.508 người, mật độ dân số đạt 2.793 người/km².

Bình Chánh là địa bàn có nhiều kênh rạch, nhất là ở nhánh phía nam, tây nam, tạo thành một hệ thống giao thông đường thủy quan trọng kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

2. Hành chính

Huyện Bình Chánh có 16 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Tân Túc (huyện lỵ) và 15 xã: An Phú Tây, Bình Chánh, Bình Hưng, Bình Lợi, Đa Phước, Hưng Long, Lê Minh Xuân, Phạm Văn Hai, Phong Phú, Qui Đức, Tân Kiên, Tân Nhựt, Tân Quý Tây, Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B.

3. Văn hóa

Trong chiến tranh, Bình Chánh là địa bàn có truyền thống yêu nước và đấu tranh dũng cảm. Ngay thế kỷ 19, đây là địa bàn hoạt động của Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định và các lực lượng kháng chiến khác.

Giai đoạn năm 1931 đến 1945, Trung Huyện là địa bàn hoạt động của Xứ ủy Nam Kỳ, ủy ban Kháng chiến Nam Bộ, Công an Nam Bộ, quân khu 7. Đặc biệt, khu vực cạnh sông Chợ Đệm, thuộc ấp 4, xã Tân Kiên chính là nơi được Xứ ủy Nam Kỳ họp quyết định cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ngày 25 tháng 8 năm 1945.

Ngày 15 tháng 4 năm 1948, Trong trận chống càn tại Láng Le – Bàu Cò quân và dân Bình Chánh đã tạo nên một chiến công hiển hách, chiến công này được ghi vào lịch sử vũ trang của quân đội nhân dân Việt Nam.

Năm Mậu Thân 1968, Bình Chánh đã góp phần vào thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử vào tháng 4 năm 1975, với thắng lợi này đã giải phóng hoàn toàn đất nước và giành lại độc lập cho dân tộc.

4. Các địa điểm nổi tiếng

- Bát Bửu Phật Đài - Chùa Thanh Tâm/Chùa Phật Cô Đơn

- NGỘ GARDEN

- Happy Farm - Nông Trại vui vẻ

- Khu di tích Láng Le Bàu Cò

- Làng Ẩm Thực Sinh Thái Bình Xuyên

- Khu Ẩm Thực Sinh Thái Câu Cá Giải Trí Xuân Hương

- Springfield Cottage/Cánh đồng hoa Homestay

- Chùa Pháp Tạng

5. Địa điểm lưu trú

- Khách sạn Rosa Hotel Sài Gòn

- Khách sạn BIG Hotel Sài Gòn

Xem thêm
image

Danh sách phường xã

Danh sách khách sạn