>
>
Huyện Càng Long

Huyện Càng Long

Huyện Càng Long

Mô tả

Địa lý
Huyện Càng Long nằm ở phía bắc của tỉnh Trà Vinh, cách thành phố Trà Vinh khoảng 21 km, cách thành phố Vĩnh Long khoảng 43 km, có vị trí địa lý:
Phía đông giáp thành phố Trà Vinh và huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre
Phía tây giáp huyện Cầu Kè
Phía nam giáp huyện Tiểu Cần và huyện Châu Thành
Phía bắc giáp huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
Huyện Càng Long có diện tích 293,91 km²[1], dân số năm 2019 là 147.694 người[3], mật độ dân số đạt 502 người/km².
Trung tâm của huyện nằm ven Quốc lộ 53, nối liền hai tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long. Càng Long được xem là cửa ngõ giao lưu kinh tế – văn hóa – xã hội của Trà Vinh với các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Huyện nằm xa biển hơn so các huyện khác trong tỉnh, nên ít bị ảnh hưởng mặn. Đây là điểm thuận lợi để bố trí sản xuất nông nghiệp đa dạng và phát triển kinh tế – xã hội trong huyện.[4]
Địa hình
Huyện Càng Long mang đặc điểm địa hình rõ nét của vùng đồng bằng sông Cửu Long có địa hình cao trên 1,2 m. Địa hình chung của huyện tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình của huyện là 0,4 m - 1,0 m so với mặt nước biển, cao trình thấp phân bố rãi rác ở một số khu vực tại các xã An Trường, Mỹ Cẩm, Tân An có địa hình thấp trũng (cao trình < 0,4 m). Địa hình của huyện thích hợp canh tác lúa, hoa màu và trồng cây ăn trái. Tuy nhiên ở các xã phía Bắc chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ bán nhật triều nên vào mùa lũ và lúc triều cường lên cao đất thường bị ngập khá sâu,...
Hành chính
Huyện Càng Long có 14 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Càng Long và 13 xã: An Trường, An Trường A, Bình Phú, Đại Phúc, Đại Phước, Đức Mỹ, Huyền Hội, Mỹ Cẩm, Nhị Long, Nhị Long Phú, Phương Thạnh, Tân An, Tân Bình với 145 ấp, khóm.
Lịch sử
Năm 1917, Càng Long là quận thuộc tỉnh Trà Vinh gồm có 2 tổng.
Đến năm 1928, quận được phân chia lại gồm có tổng Bình Khánh và tổng Bình Khánh Thượng.
Ngày 6 tháng 1 năm 1931, quận được sáp nhập tổng Bình Phước với 3 làng tách từ quận Châu Thành.
Năm 1939, quận Càng Long có 2 tổng với 7 làng:
Tổng Bình Khánh Thượng có 4 làng: An Trường, Huyền Hội, Mỹ Cẩm, Tân An
Tổng Bình Khánh có 3 làng: Bình Phú, Đức Mỹ, Nhị Long.
Năm 1956, Càng Long thuộc tỉnh Vĩnh Bình.
Từ năm 1965 trở đi, các tổng đều mặc nhiên giải thể.
Sau năm 1975, Càng Long từ quận được đổi thành huyện và thuộc tỉnh Cửu Long.
Từ năm 1976 đến nay
Tháng 2 năm 1976, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam ban hành Nghị định về việc giải thể khu, hợp nhất tỉnh ở miền Nam Việt Nam bằng sự sáp nhập tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Vĩnh Bình thành tỉnh Cửu Long.
Ngày 11 tháng 3 năm 1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 59-CP[5]về việc giải thể các huyện Châu Thành Đông, sáp nhập xã Hiếu Tử của huyện Tiểu Cần và 5 xã: Nguyệt Hóa, Lương Hóa, Đa Lộc, Thanh Mỹ, Sông Lộc của huyện Châu Thành Đông vào huyện Càng Long.
Ngày 29 tháng 9 năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 98-HĐBT[6] về việc chuyển 5 xã: Song Lộc, Đa Lộc, Lương Hoà, Nguyệt Hoá và Thanh Mỹ về huyện Châu Thành quản lý.
Huyện Càng Long gồm có 9 xã: Mỹ Cẩm (trụ sở huyện), An Trường, Huyền Hội, Tân An, Bình Phú, Phương Thạnh, Đại Phước, Nhị Long và Đức Mỹ.
Ngày 26 tháng 12 năm 1991, tỉnh Cửu Long được chia thành 2 tỉnh: Vĩnh Long và Trà Vinh, huyện Càng Long thuộc tỉnh Trà Vinh.[7]
Ngày 3 tháng 10 năm 1996, Chính phủ ban hành Nghị định 57/1996/NĐ-CP[8] về việc:
Thành lập xã Tân Bình trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của xã Tân An
Thành lập thị trấn Càng Long trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của xã Mỹ Cẩm.
Ngày 2 tháng 3 năm 1998, Chính phủ ban hành Nghị định số 13/1998/NĐ-CP[9] về việc thành lập xã An Trường A trên cơ sở 1.658,3 ha diện tích tự nhiên và 9.134 nhân khẩu của xã An Trường.
Ngày 10 tháng 12 năm 2003, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 157/2003/NĐ-CP[10] về việc:
Thành lập xã Đại Phúc trên cơ sở 1.050,675 ha diện tích tự nhiên và 5.003 nhân khẩu của xã Đại Phước
Thành lập xã Nhị Long Phú trên cơ sở 1.193,13 ha diện tích tự nhiên và 7.560 nhân khẩu của xã Nhị Long.
Từ đó, huyện Càng Long có 1 thị trấn và 13 xã như hiện nay.

Xem thêm
image

Danh sách phường xã

Địa danh liên quan