>
>
>
Quảng trường Đại Đoàn Kết

Quảng trường Đại Đoàn Kết

Gia Lai

Quảng trường Đại Đoàn Kết

Mô tả

Quảng trường Đại Đoàn Kết là một niềm tự hào vô bờ bến của người dân Gia Lai, đến đây du khách sẽ có cơ hội khám phá đời sống văn hóa của người dân phố núi, đồng thời được ngắm nhìn những cảnh quan tuyệt đẹp do bàn tay con người tạo nên. Nơi đây được xem như là nơi giao thoa giữa các yếu tố chính trị, lịch sử, kiến trúc, văn hóa của Tây Nguyên. Thể hiện rõ tinh thần đại đoàn kết dân tộc của Chủ Tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Nếu có dịp du lịch Gia Lai, bạn đừng quên ghé nơi đây nhé.

 

Quảng trường Đại Đoàn Kết hay còn gọi quảng trường Lớn tọa lạc giữa trung tâm thành phố Pleiku thuộc tỉnh Gia Lai. Với khuôn viên rộng lớn 12 héc ta, quảng trường được mệnh danh là linh hồn của phố núi Peiku nói riêng và tỉnh Gia Lai nói chung.
 
1. Giới thiệu về quảng trường Đại Đoàn Kết
Quảng trường Đại Đoàn Kết hay còn được người dân Pleiku gọi là quảng trường lớn với diện tích hơn 12ha. Nơi đây tọa lạc tại trung tâm thành phố và là điểm đến mà người dân thường ra đi bộ, tập thể dục vào các buổi trong ngày. Điểm nhấn đáng chú ý của quảng trường là bức tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại được đặt chính giữa. Tượng cao gần 11 mét, đặt trên một bệ bê tông cốt thép ốp đá xanh ra bên ngoài cao 4.5 mét. Tượng có trọng lượng khoảng 16 tấn và được đúc bằng đồng nguyên khối. Điểm đặc biệt của tượng đồng này là nó có một khung xương như người thật được làm bằng thép không gỉ. Đây là bức tượng tạc Chủ tịch Hồ Chí Minh lớn nhất thế giới được tạo ra bởi bàn tay tài hoa của nghệ sĩ điêu khắc Nguyễn Bá Đua tại xưởng thép của sân bay Gia Lâm trong hơn 2 năm ròng. Đằng sau bức tượng là một bia đá có khắc lên bức thư mà Bác gửi tới đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam được long trọng tổ chức tại chính phố núi Pleiku này vào năm 1946.
Mùa khô Tây Nguyên thường rơi vào khoảng tháng 11 đến tháng 4 năm sau nên bạn có thể ghé tham quan Quảng trường Đại Đoàn Kết vào thời gian này. Bên cạnh quảng trường, bạn còn có thể đến khám phá thác H’Mun hoặc thác Yon Tok để trải nghiệm sự hùng vĩ của thiên nhiên Tây Nguyên. Bên cạnh đó, nếu bạn là người yêu mến cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, Gia Lai lúc nào cũng có thể chiêu đãi bạn cảnh đẹp có một không hai đó là đồi cỏ hồng Gia Lai hoặc đồi cỏ hồng ở Chư Sê. Nếu có dịp đến đây, bạn nhất định không nên bỏ qua.
 
2. Di chuyển đến quảng trường Đại Đoàn kết
2.1. Từ sân bay Pleiku đến Quảng trường Đại Đoàn Kết
Bạn có thể đáp máy bay xuống sân bay Pleiku, sau đó bắt taxi, đi khoảng 15 phút là về đến quảng trường Đại Đoàn Kết rồi. Thành phố Pleiku không quá lớn và tổ chức phức tạp như Thành phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội. Do đó, từ sân bay Pleiku đến quảng trường hoàn toàn không có gì mấy khó khăn.
 
2.2. Từ các thành phố lớn đến Pleiku
Đi máy bay là một lựa chọn hợp lý nếu bạn xuất phát từ Hà Nội hoặc Sài Gòn đến Pleiku. Đặc biệt khi bạn là người dễ say xe thì máy bay là luôn là lựa chọn tốt nhất. Vừa tiết kiệm thời gian, giá cả lại không đắt hơn đi ô tô là mấy. Còn đối với những bạn không bị say xe, đi ô tô cũng là lựa chọn đáng cân nhắc. Nếu đi từ Sài Gòn về Pleiku, bạn có thể tiêu tốn hết khoảng 9 đến 11 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên các nhà xe thường xuyên chạy vào các khung giờ đầu buổi tối hoặc cuối giờ chiều, bạn sẽ ngủ 1 đêm trên xe và sáng sớm sẽ đến Pleiku nên cũng đừng quá lo lắng về thời gian di chuyển. Một điểm trừ khi đi ô tô đó là vì xe rung lắc nên rất khó ngủ. Bạn nên gọi điện đặt trước chỗ ngồi nằm chính giữa để vừa tránh say xe lại vừa dễ ngủ hơn đấy.
 
3. Quảng trường Đại Đoàn Kết có gì đặc biệt?
Buổi lễ khánh thành bức tượng kiệt tác của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được diễn ra tại quảng trường Đại Đoàn Kết vào ngày 09 tháng 12 năm 2012 với không khí tôn nghiêm, ấm cúng, tự hào của tất cả người dân Pleiku nói riêng và Gia Lai nói chung. Hình ảnh bức tượng người cha già kính yêu của dân tộc này gợi nhớ lên tình cảm của Người với nhân dân Việt Nam, nhắc nhở rằng Người vẫn luôn ở đó, dõi theo và đồng hành cùng con dân đất Việt.
Phía sau lưng Bác là phù điêu bằng đá được cách điệu dựa trên núi rừng Tây Nguyên trập trùng, hùng vĩ càng làm tôn lên vẻ đẹp, sự trang nghiêm. Bức tượng cực kỳ có ý nghĩa với nhân dân Tây Nguyên nói riêng và người dân cả nước nói chung vì đó là một biểu tượng của của một con người với lối sống đẹp đẽ và cao thượng, rất xứng đáng được noi theo và học tập.
Bên cạnh tượng Bác, quảng trường còn sở hữu một tác phẩm cũng đặc sắc không kém đó là bức phù điêu được xếp lại bằng 54 trụ đá bazan, thể hiện cho 54 dân tộc anh em đất Việt. Xung quanh quảng trường còn có quần thể công trình như Bảo tàng Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên, Bảo tàng cổ vật Gia Lai, tượng anh hùng núp... càng làm cho quảng trường Đại Đoàn Kết trở thành một địa danh kết tinh của văn hóa, lịch sử không chỉ của Tây nguyên mà còn cả nước Việt.
 
4. Khám phá những nét độc đáo của quảng trường Đại Đoàn Kết
Rất nhiều du khách khi đến đây tham quan đều có chung cảm nhận là sự thoải mái dễ chịu vô cùng bởi cảnh quan thiên nhiên của nơi đây ngập tràn cây xanh, và môi trường thì trong lành sạch đẹp.
Ấn tượng đầu tiên khi ghé thăm quảng trường Đại Đoàn Kết đó chính là tượng Bác Hồ cao tới 11 mét đứng uy nghiêm sừng sững giữa trung tâm quảng trường. Khi lại gần để chiêm ngưỡng bạn sẽ trầm trồ bởi chất liệu và khả năng tạc tượng của nghệ nhân. Tượng có hai phần, phần bệ được tạc từ đá xanh cao khoảng 4,5 mét, phần bệ được tạc từ đồng nguyên chất, và đây cũng chính là tượng Hồ Chí Minh bằng đồng đúc lớn nhất Việt Nam, được thực hiện vô cùng tỉ mỉ, tinh tế của nhà điêu khắc Nguyễn Bá Đua.
Tượng Bác Hồ chính là niềm tự hào vô bờ bến của người dân nơi đây, khi tượng được khánh thành, rất nhiều người dân đã không giấu nổi niềm xúc đồng, không một ngôn từ nào có thể diễn tả được niềm vui sướng của người dân phố núi khi được đón Bác về với đồng bào. Có thể hiểu được nỗi ước nguyện này, bởi trong suốt sự nghiệp vĩ đại của người, dù ước muốn cháy bỏng của Người trước lúc đi xa là được vào thăm đồng bào miền Nam một lần, thế nhưng do chiến tranh phức tạp, tuổi cáo sức yếu nên người chưa có một dịp nào về thăm đồng bào Tây Nguyên. Việc xuất hiện tượng đài tại đây như thỏa lòng mong ước của Bác, cũng như thỏa chờ mong của đồng bào được đón bác về.
Hình ảnh người cha già kính yêu của dân tộc với động tác quen thuộc đưa tay vẫy chào đồng bào khắp cả nước đã gợi lên trong lòng những người du khách rất nhiều cảm xúc.
Phía sau Tượng đài Bác Hồ, du khách sẽ được chiêm ngưỡng dãy phù điêu bằng đá mô phỏng những cánh hoa sen uốn lượn, điều này tượng trưng cho rừng núi Tây Nguyên bạt ngàn và tái hiện lại cuộc sống sinh hoạt, sản xuất của người dân Gia Lai. Hai bên dãy phù điêu là hai dàn cồng chiêng Tây Nguyên - nét đặc trưng không thể thiếu trong văn hóa cộng đồng người Gia Lai.
Trong khuôn viên của quảng trường có một khối đá khổng lồ với ba lớp đá được xây cao dần, biểu tượng cho sức sống của mãnh liệt và tình đoàn kết bền chặt của 54 dân tộc anh em.
Một điểm gây ấn tượng khác nữa là khuôn viên của quảng trường Đại Đoàn Kết được mô phỏng giống như Quảng trường Ba Đình ở thủ đô Hà Nội. Khuôn viên được tạo nên từ những bãi cỏ được xén theo hình ô vuông xen kẽ với những phiến đá Granite tạo thành một nơi tuyệt đẹp thích hợp cho việc đi dạo và tản bộ.
Thức dậy giữa phố núi Gia Lai vào mỗi sớm tinh mơ, tản bộ đến quảng trường Đại Đoàn Kết, du khách sẽ bắt gặp một khung cảnh vô cùng bình yên, dung dị, và tràn đầy nhựa sống. Những người dân chạy bộ tập thể dục, những cụ già tập dưỡng sinh, tiết trời trong hơn, cây cối dường như xanh hơn, chim hót líu lo trên cành, và trước nắng mai, lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới đầy tự hào. Hít một hơi thật sâu thật dài để lồng ngực tràn đầy không khí của sớm mai, bạn sẽ được tiếp thêm năng lượng cho ngày dài.

 

Xem thêm
image

Địa danh liên quan

Danh sách khách sạn


Đánh giá của khách hàng

0.0
Tổng
0 đánh giá
Rate
0.0 / 5.0
Hiện tại chưa có đánh giá nào cho mục này. Hãy là người đầu tiên đánh giá!

Đánh giá của bạn

Địa chỉ email của bạn sẽ không được hiển thị.