Quận Ba Đình
Mô tả
1. Địa lý
Quận Ba Đình nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp quận Long Biên với ranh giới tự nhiên là sông Hồng
- Phía đông nam giáp quận Hoàn Kiếm với ranh giới là các phố Hàng Đậu, Phan Đình Phùng, Lý Nam Đế và đường tàu
- Phía tây giáp quận Cầu Giấy với ranh giới là đường Bưởi sông Tô Lịch
- Phía nam giáp quận Đống Đa với ranh giới là các phố Nguyễn Thái Học, Giảng Võ, Láng Hạ, - Huỳnh Thúc Kháng, Nguyên Hồng, Đê La Thành, đường Nguyễn Chí Thanh
- Phía bắc giáp quận Tây Hồ với ranh giới là khu dân cư An Dương, đường Thanh Niên, đường Hùng Vương, đường Hoàng Hoa Thám.
2. Tên gọi
Tên gọi Ba Đình xuất phát từ chiến khu Ba Đình của cuộc khởi nghĩa Ba Đình diễn ra từ năm 1886 - 1887 hưởng ứng phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX của các nhà cách mạng yêu nước là Phạm Bành, Đinh Công Tráng và nhân dân huyện Nga Sơn, Thanh Hóa.
Năm 1945 tên gọi Ba Đình được đặt cho vườn hoa ngã sáu phía sau vườn bách thảo, nơi này Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945.
Năm 1959 tên gọi Ba Đình được đặt cho một trong tám khu phố nội thành của Hà Nội. Năm 1981 khu phố Ba Đình được đổi tên thành quận Ba Đình như tên gọi hiện tại.
3. Lịch sử
Địa bàn quận Ba Đình hiện nay nằm trên nền đất xưa vốn thuộc tổng Hữu Nghiêm (sau đổi là Yên Hòa), huyện Thọ Xương và các tổng Yên Thành, Nội, Thượng, Trung, huyện Vĩnh Thuận.
Sau năm 1954, khu vực này được chia thành hai khu, gọi là khu Ba Đình và khu Trúc Bạch.
Năm 1961, thành lập khu phố Ba Đình trên cơ sở sáp nhập khu Ba Đình, khu Trúc Bạch; xã Đông Thái, một phần xã Thái Đô thuộc quận V cũ; 2 xã: Ngọc Hà, Phúc Lệ và một phần xã Thống Nhất thuộc quận VI.
Tháng 6 năm 1981, chuyển các khu phố thành quận, khu phố Ba Đình đổi thành quận Ba Đình, gồm 15 phường: Bưởi, Cầu Giấy, Cống Vị, Điện Biên, Đội Cấn, Giảng Võ, Kim Mã, Ngọc Hà, Nguyễn Trung Trực, Phúc Xá, Quán Thánh, Thành Công, Thụy Khuê, Trúc Bạch, Yên Phụ. Toàn bộ khu vực Hoàng thành Thăng Long khi đó nằm trong quận này.
Tháng 10 năm 1995, 3 phường: Bưởi, Thụy Khuê, Yên Phụ thuộc quận Ba Đình chuyển sang trực thuộc quận Tây Hồ. Quận Ba Đình còn 12 phường: Cầu Giấy, Cống Vị, Điện Biên, Đội Cấn, Giảng Võ, Kim Mã, Ngọc Hà, Nguyễn Trung Trực, Phúc Xá, Quán Thánh, Thành Công, Trúc Bạch.
Ngày 22 tháng 11 năm 1996, phường Cầu Giấy đổi tên thành phường Ngọc Khánh[7] do trùng tên với quận Cầu Giấy mới thành lập.
Ngày 5 tháng 1 năm 2005, điều chỉnh địa giới hành chính giữa hai phường Ngọc Khánh và Cống Vị, đồng thời thành lập 2 phường Liễu Giai (tách ra từ các phường Ngọc Hà và Cống Vị) và Vĩnh Phúc (tách ra từ phường Cống Vị).
Quận Ba Đình có 14 phường như hiện nay.
4. Địa điểm lưu trú
Một số địa điểm lưu trú tại Quận Ba Đình
- Khách sạn FTE Ba Dinh Hotel Hà Nội
- Khách sạn The Flower Boutique Hotel & Travel Hà Nội
- Khách sạn A25 Hotel - 23 Quán Thánh Hà Nội
- Khách sạn Babylon Grand Hotel & Spa Hà Nội
- Khách sạn Minasi Premium Hotel Hà Nội
5. Hành chính
Quận Ba Đình có 14 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 14 phường: Cống Vị, Điện Biên, Đội Cấn, Giảng Võ, Kim Mã, Liễu Giai, Ngọc Hà, Ngọc Khánh, Nguyễn Trung Trực, Phúc Xá, Quán Thánh, Thành Công, Trúc Bạch, Vĩnh Phúc.
6. Các địa điểm nổi tiếng
- Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Chùa Một Cột
- Cột cờ Hà Nội
- Hoàng thành Thăng Long
- Đền Quán Thánh
- Vườn Bách Thảo