>
>
Huyện Cầu Kè

Huyện Cầu Kè

Huyện Cầu Kè

Mô tả

Địa lý
Vị trí địa lý
Huyện Cầu Kè nằm ở phía tây của tỉnh Trà Vinh, nằm cách thành phố Trà Vinh khoảng 40 km về phía tây, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 230 km, có vị trí địa lý:
Phía đông giáp huyện Càng Long
Phía tây giáp huyện Cù Lao Dung và huyện Kế Sách thuộc tỉnh Sóc Trăng
Phía nam giáp huyện Tiểu Cần
Phía bắc giáp huyện Trà Ôn và huyện Vũng Liêm thuộc tỉnh Vĩnh Long.
Huyện Cầu Kè có diện tích 245 km², dân số năm 2019 là 102.767 người[2], mật độ dân số đạt 420 người/km².
Huyện có diện tích 245 km² và dân số là 116.000 người. Huyện Cầu Kè cũng là nơi có loại dừa sáp nổi tiếng.
Hành chính
Huyện Cầu Kè có 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Cầu Kè và 10 xã: An Phú Tân, Châu Điền, Hòa Ân, Hòa Tân, Ninh Thới, Phong Phú, Phong Thạnh, Tam Ngãi, Thạnh Phú, Thông Hòa.
Lịch sử
Bản đồ hạt Cần Thơ năm 1890. Vùng đất huyện Cầu Kè ngày nay lúc bấy giờ tương ứng với tổng Tuân Giáo
Cầu Kè là quận thuộc tỉnh Cần Thơ từ năm 1913, gồm có 2 tổng: Thạnh Trị với 5 làng và Tuân Giáo với 8 làng.
Ngày 07 tháng 6 năm 1954, tách 3 làng Tích Thiện, Vĩnh Xuân, Trà Côn của tổng Thạnh Trị nhập vào quận Trà Ôn cùng tỉnh.
Ngày 09 tháng 2 năm 1956, quận Cầu Kè thuộc tỉnh Tam Cần.
Ngày 22 tháng 10 năm 1956, quận Cầu Kè thuộc tỉnh Vĩnh Bình, gồm tổng Tuân Giáo với 8 xã, quận lỵ đặt tại xã Hòa Ân.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Cầu Kè là huyện của tỉnh Cửu Long.
Từ năm 1976 đến nay
Ngày 26 tháng 11 năm 1991, tỉnh Cửu Long được chia thành 2 tỉnh: Vĩnh Long và Trà Vinh, huyện Cầu Kè thuộc tỉnh Trà Vinh, bao gồm 9 xã: An Phú Tân, Châu Điền, Hòa An, Ninh Thới, Phong Phú, Phong Thạnh, Tam Ngãi, Thạnh Phú và Thông Hòa.[3]
Ngày 07 tháng 10 năm 1995, Thủ tướng Việt Nam ban hành Nghị định số 62-CP[4], thành lập thị trấn Cầu Kè trên cơ sở tách ra từ xã Hòa Ân.
Ngày 2 tháng 3 năm 1998, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 13/1998/NĐ-CP[5] về việc thành lập xã Hòa Tân trên cơ sở 1.261,72 ha diện tích tự nhiên và 5.198 nhân khẩu của xã Hòa Ân; 1.657,97 ha diện tích tự nhiên và 4.501 nhân khẩu của xã An Phú Tân.
Văn hóa
Di tích: Nhà cổ Cầu Kè (nhà Huỳnh Kỳ) tọa lạc ở khóm 4, thị trấn Cầu Kè.
Du lịch
Hoạt động du lịch phát triển, nhất là du lịch sinh thái kết hợp với lễ hội truyền thống. Đến Cầu Kè, bạn sẽ có dịp tham quan nơi ngụ cư của những người Khmer. Các cuộc dâng bông, lễ hội hầu như diễn ra thường xuyên.
Huyện có nhiều tiềm năng về du lịch sinh thái của một vùng sông nước, nhất là các cồn dọc theo sông Hậu, có Cồn Tân Quy thuận lợi cho việc phát triển du lịch; du lịch tâm linh nhất là lễ hội chùa Ông hằng năm. Ngoài ra, huyện còn có nhà bia tưởng niệm nữ anh hùng liệt sĩ Chị Nguyễn Thị Út còn gọi là Út Tịch
Kết hợp với du lịch vườn cây ăn trái của Huyện, tạo nên những tour du lịch khép kín trong toàn tỉnh.
Huyện Cầu Kè có 1 thị trấn và 10 xã như hiện nay.

Xem thêm
image

Danh sách phường xã

Địa danh liên quan